-
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Thêm 29.403 ca Covid-19 mới ghi nhận trong nước
Tính từ 16h ngày 13/2 đến 16h ngày 14/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 29.413 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 29.403 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.031 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 20.924 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (-532), Đắk Lắk (-300), Quảng Trị (-168). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (+1.198), Gia Lai (+579), Hà Nội (+567).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 25.918 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 198 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.540.273 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.723 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.533.101 ca, trong đó có 2.230.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP Hồ Chí Minh (516.136), Bình Dương (293.363), Hà Nội (172.021), Đồng Nai (100.094), Tây Ninh (88.770).
6.193 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi là 2.232.947 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.640 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 1.990 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 281 ca; thở máy không xâm lấn là 75 ca; thở máy xâm lấn là 279 ca; ECMO là 15 ca.
Từ 17h30 ngày 13/2 đến 17h30 ngày 14/2 ghi nhận 91 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 88 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.037 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.765.228 mẫu tương đương 77.827.425 lượt người, tăng 51.533 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 13/02 có 247.072 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 186.001.127 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.216.176 liều, tiêm mũi 2 là 74.742.958 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 32.041.993 liều.
Hà Nội: Số ca nhiễm Covid-19 tăng cao hơn 3.500 ca
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc mới trong 24h qua là 3.507 ca bệnh, trong đó có 557 ca cộng đồng. Trong nhiều ngày gần đây, số mắc hàng ngày của Hà Nội dao động trong khoảng 2.700 - gần 3.000 ca.
Bệnh nhân phân bố tại 477 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (160); Chương Mỹ (154); Đống Đa (137); Nam Từ Liêm (125); Bắc Từ Liêm (110)
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 175.245 ca.
Tới hết ngày 13/2, tại Hà Nội có hơn 87.800 F0 đang điều trị. Trong đó hơn 83.500 F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm 95%). Ngoài ra, có 747 ca đang điều trị tại các cơ sở thu dung của thành phố và quận, huyện.
3.138 bệnh nhân ( chiếm 3,5%) điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3). Số còn lại 338 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ Y tế tới hết ngày 13/2, Hà Nội đang có 2.072 ca F0 mức độ trung bình (tăng 29% so với trung bình 7 ngày trước). Số bệnh nhân nặng, nguy kịch là 595 ca, giảm 1%, riêng số bệnh nhân phải thở máy là 517 ca.
Sớm ban hành hướng dẫn phác đồ điều trị Covid-19 đối với người dưới 18 tuổi
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 37/TB-VPCP (ngày 10/2/2022) thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về công tác điều trị cho trẻ em nhiễm Covid-19, diễn ra ngày 8/2.
Bộ Y tế vừa công bố danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19. |
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản với các tình huống có thể xảy ra khi học sinh đến trường học tập trung trở lại; không để bị động, lúng túng, bất ngờ.
Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện, ban hành văn bản hướng dẫn về chuyên môn và phác đồ điều trị Covid-19 đối với người dưới 18 tuổi, nhất là trẻ em dưới 12 tuổi.
Bên cạnh đó, chỉ đạo, tổ chức tập huấn ngay cho các bệnh viện trên toàn quốc về công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhi mắc Covid-19, chỉ đạo và hướng dẫn các biện pháp phù hợp để hạn chế tối đa khả năng xảy ra việc khoa nhi trong bệnh viện bị lây nhiễm Covid-19, hoặc quá tải.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu Bộ Y tế chủ động, hướng dẫn các địa phương lên kế hoạch huy động tình nguyện viên tham gia thực hiện công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhi nhiễm Covid-19 tại các cơ sở y tế...
Công bố danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19
Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...
Về thuốc hạ sốt, giảm đau có thể dùng Paracetamol. Cụ thể, với trẻ em, dùng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;
Với người lớn, dùng viên nén 250 mg hoặc 500 mg.
Thuốc kháng virus, lựa chọn một trong các thuốc sau: Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên); Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).
Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau: Dexamethason 0,5 mg (viên nén); Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau: Rivaroxaban 10 mg (viên); Apixaban 2,5 mg (viên).
Tại Hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra 1 số lưu ý về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.
Thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc Covid-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vắc-xin, có bệnh nền không ổn định…
Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh Covid-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19.
Theo đó các dấu hiệu suy hô hấp là: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc
Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc): ≥ 20 lần/phút ở người lớn; ≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi; ≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi; SpO2 ≤ 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
Khi kê đơn, lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.
Theo "Hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà" có 3 tiêu chí lâm sàng đối với F0 được điều trị tại nhà
Thứ nhất, là người mắc Covid-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng;
Hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.
Thứ hai, không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời;
Không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
Thứ ba, không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Hà Nội đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc-xin
Ngày 13/2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký, ban hành Văn bản số 394/UBND-KGVX chỉ đạo Sở Y tế và các quận, huyện, thị xã rà soát, tăng cường tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ mắc Covid-19.
Theo UBND TP.Hà Nội, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn cả nước nói chung và TP.Hà Nội nói riêng vẫn diễn biến phức tạp.
Hiện tỷ lệ bao phủ vắc-xin đủ 2 mũi của thành phố với người trên 12 tuổi đã đạt hơn 99,5% và đã tiêm mũi nhắc lại (mũi 3) đạt gần 55%.
Qua theo dõi tình hình điều trị trên địa bàn thành phố cho thấy người bệnh Covid-19 phần lớn là các trường hợp nhẹ và không triệu chứng, các trường hợp tử vong chủ yếu là người cao tuổi có bệnh lý nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư giai đoạn cuối, bệnh lý tim mạch, người già…) thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng vắc-xin để bảo vệ cho người dân, đặc biệt ở nhóm người trên 50 tuổi, người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng, tỷ lệ tử vong, UBND TP.Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn;
Tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà, bảo đảm không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc-xin phòng Covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, người sống chung, người cùng gia đình thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều cơ bản;
Thực hiện nghiêm chiến dịch cao điểm tiêm chủng mùa Xuân từ ngày 29/1/2022 đến ngày 28/2/2022 theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai “Thần tốc” và “Thần tốc hơn nữa” việc tổ chức tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của ngành y tế. Phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong quý I/2022.
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu bỏ sót các đối tượng nguy cơ và kết quả tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn quản lý.
-
Đột phá của liệu pháp tế bào trong điều trị bệnh lý ung thư -
Cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm -
Năm 2023, bảo hiểm y tế chi trả hơn 300 triệu USD cho thuốc điều trị ung thư -
Hà Nội: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 9,8% -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Tăng cao bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp trên
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững