Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Tin mới về Covid-19 ngày 16/3: Bỏ quy định cách ly hành khách nhập cảnh
D.Ngân - 16/03/2022 10:56
 
Khách nhập cảnh vào Việt Nam nếu có kết quả xét nhiệm âm tính với Covid-19 có thể rời nơi lưu trú.

Cả nước ghi nhận thêm 180.558 ca Covid-19 mới

Tính từ 16h ngày 15/3 đến 16h ngày 16/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 180.558 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 180.552 ca ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố, có 121.201 ca trong cộng đồng.

Ngày 16/3/2022, Sở Y tế Nghệ An đăng ký bổ sung 56.827 ca, Sở Y tế Thanh Hóa đăng ký 30.155 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-2.032), Hà Giang (-1.873), Hòa Bình (-862). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+5.882), Bình Dương (+1.991), Bến Tre (+1.614).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 168.954 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 69.015 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.812.818 ca, trong đó có 3.547.488 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (891.145), TP Hồ Chí Minh (575.229), Bình Dương (349.319), Bắc Ninh (242.371), Nghệ An (297.937).

167.163 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày

Tổng số ca được điều trị khỏi là 3.547.488 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.210 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 3.322 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 458 ca; thở máy không xâm lấn là 103 ca; thở máy xâm lấn là 318 ca; ECMO là 9 ca.

Từ 17h30 phút ngày 15/3 đến 17h30 phút ngày 16/3 ghi nhận 62 ca tử vong.Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 74 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.222.843 mẫu tương đương 81.949.741 lượt người, tăng 243.847 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 15/3 có 213.625 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm.

Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 200.729.854 liều.

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.676.893 liều: Mũi 1 là 70.923.138 liều; Mũi 2 là 67.842.586 liều; Mũi 3 là 1.493.307 liều; Mũi bổ sung là 14.581.172 liều; Mũi nhắc lại là 28.836.690 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.052.961 liều: Mũi 1 là 8.751.020 liều; Mũi 2 là 8.301.941 liều.

Hà Nội ghi nhận 26.220 ca F0 mới

Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua ghi nhận 26.220 ca F0, trong đó: 8.854 ca cộng đồng; 17.366 ca đã cách ly.

Bệnh nhân phân bố tại 522 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hai Bà Trưng (1.702); Hoàng Mai (1.694); Hà Đông (1.584); Cầu Giấy (1.437); Long Biên (1.408); Ba Đình (1.386).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 892.319 ca.

Đến ngày 15/3, Hà Nội có 492.138 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi. Trong đó có 248 ca điều trị tại khu cách ly; hơn 3.800 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,77% tổng số ca đang điều trị, theo dõi).

Số còn lại, 465.338 người dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi tại nhà.

Theo Sở Y tế, tới hết ngày 15/3, 80,3% số người từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã được tiêm mũi nhắc lại vắc-xin Covid-19. 

Vĩnh Long tăng phòng chống dịch lên cấp độ 2

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời vừa ban hành quyết định về việc nâng cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh từ cấp độ 1 (nguy cơ thấp) lên cấp độ 2 (nguy cơ trung bình), thời gian áp dụng từ ngày 17/3.

Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Long giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương công bố cấp độ dịch của tỉnh cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đúng theo quy định hiện hành.

Theo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, những ngày qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc mới liên tục tăng. Đặc biệt, trong 7 ngày qua, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 1.067 ca/ngày; số ca tử vong trung bình 7 ngày gần nhất là 1 ca/ngày.

Tính từ đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 25.000 người được điều trị khỏi bệnh, 740 trường hợp tử vong. Do được tiêm vắc-xin và hiệu quả của công tác phân tầng điều trị, số ca mắc COVID-19 giảm dần, số người tử vong cũng giảm.

Vấn đề đáng lo ngại là nhiều người sau khi khỏi bệnh thì xuất hiện các triệu chứng hậu COVID-19, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tình trạng tái nhiễm ở bệnh nhân mắc COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo những người từng mắc COVID-19 vẫn có thể tái nhiễm với biến chủng Omicron và nguy cơ này đang gia tăng trên toàn cầu và thực tế này, có không ít trường hợp tái nhiễm SARS-CoV-2 sau khi khỏi bệnh một thời gian rất ngắn tại Vĩnh Long.

Hiện nay, các F0 trên địa bàn tỉnh nếu có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng được tự cách ly, điều trị tại nhà. Song, vẫn có nhiều F0 không khai báo y tế, do đó rất khó khăn để thống kê ca nhiễm cụ thể, từng nhiễm hoặc tái nhiễm. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, đã có không ít trường hợp tái nhiễm. Nhiều người nghĩ mình đã tiêm đủ 2 đến 3 mũi vắc xin ngừa COVID-19 hoặc từng mắc COVID-19 thì sẽ không nhiễm nữa hoặc nếu có nhiễm triệu chứng cũng sẽ nhẹ nên có phần lơ là các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Giảm thủ tục cho hành khách nhập cảnh

Theo Bộ Y tế, đối với người nhập cảnh theo đường hàng không phải, đường bộ, đường thủy, đường sắt có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì được phép rời khỏi nơi lưu trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo quy định phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh. 

Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 hoặc chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 đều được nhập cảnh, tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Về khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhập cảnh: tự theo dõi sức khỏe, nếu có các triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...) thì phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn, quản lý kịp thời; thực hiện các biện pháp phòng bệnh: thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn.

Đối với người chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh thì trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, hạn chế dừng, đỗ dọc đường; tránh tiếp xúc gần với người xung quanh.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc mở cửa lại hoạt động du lịch, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới.

Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 12/3, Phó thủ tướng đề nghị Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi các quy định, yêu cầu đối với khách du lịch nhập cảnh sao cho phù hợp với tình hình mới, theo tinh thần "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19" chỉ đạo tại Nghị quyết 25/NQ-CP.

Theo đó, Bộ Y tế phải gửi các quy định cụ thể lại cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15/3 để tổng hợp, hoàn thiện và công bố.

Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức triển khai hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả và thuận lợi cho du khách.

Bộ trưởng Y tế chịu trách nhiệm nếu thiếu vắc-xin để xảy ra hậu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thần tốc hơn nữa công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và dứt khoát không để chậm trễ việc mua, tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 19/1/2022 và các văn bản liên quan.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế theo dõi sát tình hình, khuyến nghị, kinh nghiệm quốc tế việc tiêm mũi 4 như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại nhiều phiên họp, sự kiện để sớm chủ động xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền. Nếu thiếu vắc-xin để xảy ra hậu quả, Bộ trưởng Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Y tế, hiện số liều tiêm vắc-xin cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.467.186 liều, trong đó mũi 1 là 70.914.086 liều; mũi 2 là 67.825.981 liều; mũi 3 là 1.493.227 liều; mũi bổ sung là 14.542.915 liều; mũi nhắc lại là 28.690.977 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.049.043 liều: Mũi 1 là 8.750.408 liều; mũi 2 là 8.298.635 liều.

Bộ Y tế không yêu cầu cách ly, chấp nhận test nhanh với du khách quốc tế
Bộ Y tế đã có văn bản số 1265 /BYT-DP, ngày 15/3, về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư