Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về Covid-19 ngày 17/3: Phát hiện biến chủng mới của SARS-CoV-2
D.Ngân - 17/03/2022 10:24
 
Bộ Y tế Israel thông báo nước này phát hiện hai ca nhiễm biến chủng mới, chưa từng được biết tới trước đây.

Ghi nhận thêm 178.109 ca Covid-19 mới tại 63 tỉnh, thành

Tính từ 16h ngày 16/3 đến 16h ngày 17/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 178.112 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 178.109 ca ghi nhận trong nước tại 63 tỉnh, thành phố, có 124.725 ca trong cộng đồng.

Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 24.975 ca tại Vĩnh Phúc (trong đó đã bao gồm 5.000 ca thông báo ngày 16/3/2022 tại Vĩnh Phúc) và Sở Y tế Hải Dương đăng ký bổ sung 155.878 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.021), Hà Nội (-909), Sơn La (-805).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (+4.764), Hải Phòng (+2.844), Gia Lai (+1.542).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 171.446 ca/ngày

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.174.423 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 72.595 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.166.780 ca, trong đó có 3.683.171 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (916.456), TP. Hồ Chí Minh (577.598), Bình Dương (353.583), Nghệ An (315.448), Bắc Ninh (247.391).

135.683 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày

Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.685.988 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.435 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.503 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 486 ca; Thở máy không xâm lấn: 115 ca; Thở máy xâm lấn: 325 ca; ECMO: 6 ca

Từ 17h30 ngày 16/3 đến 17h30 ngày 17/3 ghi nhận 76 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 75 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.683 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.388.308 mẫu tương đương 82.126.716 lượt người, tăng 165.465 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 16/3 có 349.781 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 201.079.635 liều.

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.024.335 liều: Mũi 1 là 70.932.002 liều; Mũi 2 là 67.850.628 liều; Mũi 3 là 1.493.406 liều; Mũi bổ sung là 14.617.645 liều; Mũi nhắc lại là 29.130.654 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.055.300 liều: Mũi 1 là 8.751.174 liều; Mũi 2 là 8.304.126 liều.

Hà Nội thêm 25.311 F0 mới

Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua ghi nhận thêm 25.311 ca Covid-19 mới, trong đó có 8.133 ca cộng đồng.

Hơn 25.300 bệnh nhân mới phân bố tại 499 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (1.487); Hà Đông (1.424); Thanh Trì (1.289); Đống Đa (1.281); Sóc Sơn (1.174).

Tính đến ngày 16/3, Hà Nội có 445.648 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi. Trong đó có 227 ca điều trị tại khu cách ly; hơn 3.600 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện (chiếm 0,77% tổng số ca đang điều trị, theo dõi).

Số còn lại, 442.069 ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi tại nhà (giảm hơn 23.000 ca so với hôm qua). Ngày 16/3, Hà Nội ghi nhận 7 ca tử vong, nâng tổng số tử vong từ 27/4/2021 đến nay lên 1.283 ca.

Theo Bộ Y tế, trong các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện ở Hà Nội có 636 ca nặng, nguy kịch; hơn 2.200 ca mức độ trung bình.

Đến nay 80,5% số người dân từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại. 100% số người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.

Phát hiện biến chủng mới

Theo thông tin từ Times of Israel, biến chủng mới - kết hợp giữa hai dòng phụ của biến chủng Omicron là BA.1 và BA.2 - gây ra những triệu chứng nhẹ bao gồm sốt nhẹ, đau cơ, đau đầu và không đòi hỏi điều trị đặc biệt.

Thneo thông tin từ Times of Israel, Bộ Y tế Israel thông báo nước này phát hiện hai ca nhiễm biến chủng mới, chưa từng được biết tới trước đây.

Theo Bộ Y tế Israel, biến chủng này vẫn chưa được biết tới trên thế giới, đồng thời công bố thêm rằng các ca nhiễm được chẩn đoán qua xét nghiệm PCR từ hành khách Israel tới sân bay Ben Gurion.

Hiện trên thế giới, một số trường hợp từng mắc biến chủng Omicron đã bị tái nhiễm với biến chủng BA.2. 

Các nhà khoa học đang nỗ lực xác định xem liệu BA.2 có gây bệnh nặng hơn hay không. Tới nay, vắc-xin được cho là vẫn phát huy hiệu quả trước biến chủng này.

Bắc Ninh tăng hiệu quả tư vấn cho F0 qua điện thoại

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, đến ngày 16/3, tỉnh Bắc Ninh có 51.039 ca dương tính đang điều trị theo dõi (giảm 4.239 ca so với ngày trước đó); trong đó có 50.333 người theo dõi, cách ly tại nhà (chiếm hơn 98%); 697 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của tỉnh và của các huyện, thành phố. Tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi là 186.910 người (tăng 9.991 người so với ngày trước đó).

Ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch tại các điểm tập trung đông người, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định;

Đồng thời tăng cường truyền thông, hướng dẫn các trường hợp F0, F1 cách ly, điều trị tại nhà như nhận biết các dấu hiệu bệnh; chuẩn bị cách ly tại nhà; cách tự điều trị tại nhà; cách nhận biết các dấu hiệu trở nặng và cách phòng tránh lây nhiễm chéo, phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.

Các địa phương tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên và gửi hình ảnh cho trạm y tế trên địa bàn xác nhận ca mắc Covid-19 hoàn thành cách ly tại nhà.

Sở Y tế Bắc Ninh cũng yêu cầu các đơn vị khám, chữa bệnh tiếp tục tập huấn, cập nhật kiến thức cho đội ngũ bác sĩ về công tác phòng, chống dịch, quản lý, chăm sóc, điều trị tại nhà cho người mắc Covid-19; 

Bố trí sắp xếp công việc phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các bác sĩ dành thời gian trực điện thoại, tiếp nhận và tư vấn cho người mắc Covid-19 và người dân khi có nhu cầu.

Đối với các bác sĩ tham gia tư vấn cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà, phải bảo đảm điện thoại luôn thông suốt 24/7 để hỗ trợ tư vấn trực tiếp về tình trạng sức khỏe cho người mắc Covid-19, người chăm sóc tại nhà khi có yêu cầu, trên địa bàn phụ trách.

Đà Nẵng dừng thiết lập cơ sơ cách ly tập trung

Chiều 16/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng ra quyết định dừng thiết lập cơ sở cách ly tập trung đối với bốn khách sạn trên địa bàn quận Sơn Trà.

Cụ thể, dừng thiết lập cơ sở cách ly tập trung, cơ sở cách ly y tế tập trung phòng, chống dịch Covid-19 đối với các khách sạn được thiết lập là cơ sở cách ly y tế tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, gồm các khách sạn: Sam Grand (207 Phạm Văn Đồng, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà); 

Golden Rose (70 Loseby, phường An Hải Bắc, quận Trà); 7.Seven Sea (150 Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) và Paracel (204 Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà). Thời gian bắt đầu dừng thiết lập từ ngày 16/2.

Tất cả các khách sạn này sẽ được tiến hành làm sạch, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch để trở lại hoạt động kinh doanh, đón khách bình thường.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến, ngày 15/3, Thành phố mở cửa đón khách quốc tế, vì vậy, ngành Du lịch phải hoàn tất công tác chuẩn bị để đón khách chu đáo.

Đặc biệt yêu cầu ngành Du lịch triển khai các phương án đón khách đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan. Tuyệt đối không được để có tình trạng khi khách dương tính không cho khách tiếp tục lưu trú.

Chuyên gia y tế lo ngại về các biến chủng của SARS-Cov-2
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã nêu lên lo ngại về các biến thể của SARS-Cov-2.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư