-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị Covid-19 do Bộ Y tế tổ chức ngày 25/11, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã nêu lên lo ngại về các biến thể của SARS-Cov-2.
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã nêu lên lo ngại về các biến thể của Sars-Cov-2. |
Theo ông Khuê hiện các chuyên gia đang rất lo ngại với các biến thể của SARS-Cov-2, không chỉ là Delta, mà còn là Lambda, Delta plus (hay AY.4.2.) đòi hỏi công tác chống dịch Covid-19 không được phép chủ quan, lơ là.
Để nâng cao năng lực ứng phó của cơ sở y tế, theo ông Khuê, các địa phương có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị người mắc Covid-19 và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân), sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4, đồng thời, bảo đảm trang bị đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực tương ứng với số giường ICU tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Bộ Y tế, các tỉnh cần củng cố hạ tầng kỹ thuật về oxy y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến để bảo đảm cung cấp oxy y tế tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn và hệ thống ô-xy trung tâm để cung cấp ô-xy hóa lỏng, khí nén, đủ số vỏ chứa ô-xy như: Bồn, bình và chai khí ô-xy y tế tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến quận, huyện trở lên.
Ngoài ra, các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch củng cố hệ thống khám, chữa bệnh, sẵn sàng vừa điều trị bệnh nhân thông thường, vừa điều trị Covid-19, thực hiện chuyển tuyến khi vượt quá năng lực chuyên môn.
Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm việc tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý điều trị chặt chẽ ngay tại khu điều trị Covid-19, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Cùng với đó, các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 cho các trường hợp có triệu chứng nghi mắc Covid-19 và xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ để phát hiện ca bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Cũng theo yêu cầu của Bộ, các địa phương cần tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên môn về hồi sức cấp cứu cơ bản và nâng cao cho bác sĩ và điều dưỡng đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị;
Đầu tư nguồn lực để bảo đảm triển khai hiệu quả kế hoạch củng cố hệ thống khám, chữa bệnh (đặc biệt là các khoa hồi sức tích cực) đáp ứng công tác khám, chữa bệnh thường quy và thu dung, điều trị Covid-19, giảm tỷ lệ vong do bệnh tật và Covid-19...
Để ứng phó với các biến thể của SARS-Cov-2 vừa qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi hệ thống y tế ở các quốc gia phải có khả năng duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu cho tất cả mọi người, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp; đầu tư vào các chức năng y tế công cộng thiết yếu, cùng với quản lý rủi ro để có năng lực bền vững.
Cần đầu tư đúng mức cho hệ thống y tế đảm bảo luôn sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp về y tế đảm bảo cho hệ thống y tế có đủ năng lực để ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó các mối đe dọa và tình huống khẩn cấp về sức khỏe trong tương lai.
Để hệ thống y tế có khả năng phục hồi sau đại dịch và luôn sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa mới trong tương lai đòi hỏi phải cải cách đáng kể hệ thống y tế ở mỗi quốc gia; điều này đòi hỏi phải định hướng lại các khoản đầu tư và chăm lo nguồn lực cho hệ thống y tế.
WHO khuyến cáo cần phải xem xét những thiệt hại đáng kể từ các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia và cuộc sống hạnh phúc của người dân, mỗi quốc gia cần phải hành động để tăng cường và duy trì đầu tư thích đáng cho y tế (bao gồm cả nền tảng hệ thống y tế, sẵn sàng ứng phó khẩn cấp và quản lý rủi ro), phải xem y tế là trọng tâm trong phục hồi và phát triển kinh tế xã hội;
Xây dựng một nền tảng chăm sóc sức khỏe ban đầu vững chắc - một cách hiệu quả và công bằng nhất để đạt được mức bao phủ sức khỏe toàn dân và an ninh y tế;
Đầu tư phát triển các chức năng y tế công cộng thiết yếu để nâng cao năng lực y tế cộng đồng toàn diện và bền vững ở tất cả các cấp của hệ thống y tế, bao gồm cả năng lực cần thiết để quản lý rủi ro khẩn cấp về mọi hiểm họa;
Tích hợp các yêu cầu về an ninh y tế, khả năng sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp và quản lý rủi ro trong nỗ lực củng cố hệ thống y tế, và ngược lại;
Đầu tư vào quản trị toàn xã hội với sự tham gia có ý nghĩa của cộng đồng, và xã hội, khu vực tư nhân và tất cả các cơ quan quản lý ngành. Đặc biệt, chú ý đến những người yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng bởi các tình huống khẩn cấp về y tế.
Ngoài lo ngại về biến thể Delta thì theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các loại vắc-xin phòng Covid-19 giúp giảm khoảng 40% nguy cơ lây nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Tổng giám đốc WHO Tedros, ông Adhanom Ghebreyesus kêu gọi những người đã tiêm phòng tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Ông lưu ý tuần trước, số ca mắc mới và tử vong ở châu Âu tiếp tục chiếm hơn 60% các ca trên toàn cầu. Biểu đồ số ca mắc đi lên theo hướng thẳng đứng tiếp tục gây áp lực lên các hệ thống y tế ở Lục địa già và đẩy các nhân viên y tế vào tình trạng kiệt sức.
WHO lo ngại về việc người dân lầm tưởng rằng đại dịch đã chấm dứt sau khi có vắc-xin và những người đã tiêm phòng nghĩ rằng không cần đề phòng nữa.
Tổng giám đốc WHO khẳng định vắc-xin có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm.
Các dữ liệu chỉ ra trước khi biến thể Delta xuất hiện, trung bình các loại vắc-xin giúp giảm khoảng 60% nguy cơ lây nhiễm và khi Delta xuất hiện thì tỷ lệ này giảm xuống còn 40%.
Hiện biến thể Delta đang là biến thể chủ yếu gây bệnh trên toàn thế giới, lấn át các biến thể khác và biến thể gốc.
Theo kết quả phân tích chuỗi gene của 845.000 mẫu bệnh phẩm được thu thập trong 60 ngày gần nhất mà sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID thực hiện, có đến 99,8% là do biến thể Delta gây ra.
Ông Tedros cho biết việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nhưng vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.
WHO một lần nữa kêu gọi mọi người kể cả khi đã tiêm phòng vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm và lây bệnh cho người khác.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả