Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Tin mới về Covid-19 ngày 2/2: Lưu ý 11 dấu hiệu F0 chuyển nặng cần nhập viện
D.Ngân - 02/02/2022 10:06
 
Theo Bộ Y tế, có 11 dấu hiệu F0 chuyển nặng cần nhập viện điều trị.

Số ca Covid-19 giảm mạnh, còn hơn 8.700 ca sau 24h

Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 8.744 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó có 22 ca nhập cảnh và 8.722 ca tại 59 tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 186 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại 16 tỉnh, thành phố: TP.HCM (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hải Dương (1).

Tính từ 16h ngày 1/2 đến 16h ngày 2/2, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.744 ca nhiễm mới, trong đó có 22 ca nhập cảnh và 8.722 ca tại 59 tỉnh, thành phố (gồm có 5.057 ca tại cộng đồng).

So với ngày trước đó, số ca nhiễm mới trong nước được ghi nhận trong 24 giờ qua đã giảm 2.289 ca. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Quảng Nam (giảm 254 ca), Bình Định (giảm 241 ca), Hải Phòng (giảm 213 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Gia Lai (tăng 200 ca), Lạng Sơn (tăng 165 ca), Kon Tum (tăng 107 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.099 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.295.494 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.258 ca nhiễm).

Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.288.441 ca, trong đó có 2.066.036 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP.HCM (514.195), Bình Dương (292.927), Hà Nội (136.939), Đồng Nai (99.911), Tây Ninh (88.348).

Về tình hình điều trị, có thêm 6.795 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 2.068.853 ca.

Ngoài ra, có 2.735 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó có 1.913 ca thở ô-xy qua mặt nạ, 374 ca thở ô-xy dòng cao HFNC, 72 ca thở máy không xâm lấn, 362 ca thở máy xâm lấn và 14 ca phải sử dụng ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo).

Hà Nội: Số ca mắc ở Nam Từ Liêm tăng cao

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 1/2 đến 18h ngày 2/2, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 2.719 ca Covid-19, trong đó có 479 ca tại cộng đồng. Quận Nam Từ Liêm là địa bàn ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất trong 24 giờ qua.

Cụ thể, 2.719 bệnh nhân mới phân bố tại 442 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Nam Từ Liêm (102), Đông Anh (97), Long Biên (93), Thanh Xuân (87), Đống Đa (81).

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư, tính từ ngày 29/4/2021 đến nay, là 140.113 ca. 

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 1/2, toàn Thành phố có 59.832 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly, trong đó, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương là 151 ca, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 168 ca, tại các bệnh viện của Hà Nội là 2.507 ca, cơ sở thu dung, điều trị thành phố 142 ca, cơ sở thu dung quận, huyện 1.168 ca, theo dõi cách ly tại nhà 55.696 ca.

Trong ngày, không ghi nhận bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung; số ca tử vong trong ngày là 5 trường hợp. Như vậy, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 662 người.

Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Thành phố vẫn tích cực triển khai chiến dịch tiêm chủng xuyên Tết. 

Trong ngày 1/2, toàn Thành phố tiêm được 2.434 mũi tiêm, nâng tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là 14.747.595 mũi tiêm. Ngoài ra, Thành phố đã tiêm được 245.526 mũi bổ sung và 2.378.886 mũi vắc xin nhắc lại.

Biến chủng Omicron tàng hình đã xuất hiện tại 57 quốc gia

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca nhiễm biến thể BA.2 - phiên bản “tàng hình” của Omicron do khó bị phát hiện trong các xét nghiệm PCR đang gia tăng nhanh chóng.

Ngày 1/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) mà các nhà khoa học gọi là "Omicron tàng hình" đã xuất hiện tại 57 quốc gia trên thế giới.

Trong bản cập nhật dịch tễ học hàng tuần, WHO cho biết kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2021, biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đã nhanh chóng trở thành biến thể chủ đạo trên toàn cầu. Hiện biến thể này đã chiếm tới 93% các mẫu xét nghiệm thu thập trong tháng qua.

Omicron có các biến thể phụ gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, số liệu từ cơ sở dữ liệu GISAID cho thấy BA.1 và BA.1.1 hiện chiếm hơn 96% tổng số mẫu nhiễm Omicron được giải trình tự gene.

Đặc biệt, số ca nhiễm biến thể BA.2, phiên bản "tàng hình" của Omicron do khó bị phát hiện trong các xét nghiệm PCR, đang gia tăng nhanh chóng.

Đến nay, các mẫu giải trình tự gene chứa BA.2 báo cáo lên GISAID đã được ghi nhận ở 57 quốc gia. WHO cho biết tại một số nước, BA.2 đã chiếm tới hơn 50% số mẫu Omicron giải trình tự gene.

Theo WHO, hiện vẫn còn rất ít thông tin về sự khác biệt giữa các dòng phụ của biến thể Omicron và tổ chức này kêu gọi có thêm các nghiên cứu về điều này, bao gồm độc lực, khả năng lây truyền, khả năng né tránh phản ứng miễn dịch.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng BA.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn so với Omicron phiên bản gốc (BA.1).

Cả nước có 185 ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc Covid-19 do biến chủng Omicron tại TP.HCM (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Theo Bộ Y tế, có 11 dấu hiệu F0 chuyển nặng cần nhập viện điều trị.

Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đi/đến các quốc gia, khu vực đã ghi nhận biến chủng mới;

Theo yêu cầu của Bộ Y tế các tỉnh, thành phố cần chuẩn bị các phương án về vắc-xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của SARS-CoV-2. Chuẩn bị đủ các vật tư thiết bị y tế và đặc biệt là dự trữ ô-xy phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Được biết tình hình dịch những ngày gần đây đang có tín hiệu tích cực. Trong 7 ngày trở lại đây, tổng số F0 mắc Covid-19 tại TP.HCM khoảng 1.077 ca. Mỗi ngày, số lượng F0 ghi nhận tại thành phố dao động khoảng 120 đến 170 ca bệnh. Trung bình mỗi ngày, thành phố tăng thêm 153 ca.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trước các diễn biến mới của dịch bệnh, sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vắc-xin Covid-19 liều bổ sung và nhắc lại để tăng cường miễn dịch, hiệu quả phòng bệnh cho người dân trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022.

Ngành Y tế TP.HCM tổ chức 24 điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cố định ở 22 địa phương phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

TP.HCM đang nỗ lực bao phủ vắc-xin trong cộng đồng đến hết tháng 2 theo chỉ đạo của Thủ tướng. 

Việc tiêm liều bổ sung và nhắc lại (còn gọi là mũi 3) giúp tăng khả năng bảo vệ của cơ thể trước biến chủng Omicron và các chủng khác, vì hiệu quả vắc-xin có thể giảm dần theo thời gian.

Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, lực lượng y tế quận 8 đã triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin thần tốc mùa Xuân năm 2022. 

Lực lượng y tế quận 8 đã duy trì tổ chức tiêm vắc-xin trong lễ Tết năm 2022 tại 3 cơ sở y tế là Trung tâm Y tế quận 8, Bệnh viện quận 8 và Bệnh viện Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp.

Tại Hà Nội, thống kê của Sở Y tế cho thấy, hiện toàn Thành phố có 59.832 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (151), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (168), tại các bệnh viện của Hà Nội là (2507), cơ sở thu dung điều trị thành phố (142), cơ sở thu dung quận, huyện (1168), theo dõi cách ly tại nhà (55.696); tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 662 người.

Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Thành phố Hà Nội vẫn tích cực triển khai chiến dịch tiêm chủng xuyên Tết, trong ngày 1/2, toàn Thành phố tiêm được 2434 mũi tiêm, nâng tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 là 14.747.595 mũi tiêm; 245.526 mũi bổ sung và 2.378.886 mũi vắc-xin nhắc lại.

Hiện tại các hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19 như giám sát nhập cảnh, xét nghiệm, chiến dịch tiêm chủng xuyên Tết, tổ chức điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung và hỗ trợ người bệnh điều trị tại nhà vẫn đang được ngành Y tế phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.

11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần chuyển viện

Theo hướng dẫn do Bộ Y tế vừa ban hành, có 11 dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

Nhịp thở: Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút; Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

Lưu ý ở trẻ em cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

Thay đổi ý thức như lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Bộ Y tế nêu rõ người mắc Covid-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Hỗ trợ tư vấn y tế miễn phí dành cho F0 điều trị tại nhà
Ngày 27/12/2021, Chương trình hỗ trợ tư vấn y tế miễn phí dành cho F0 điều trị tại nhà chính thức ra mắt thông qua nền tảng ứng dụng 365 Bác sĩ và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư