-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Tăng hơn 3.000 ca sau 24h
Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 11.594 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó có 8 ca nhập cảnh và 11.586 ca tại 59 tỉnh, thành phố (tăng 3.011 ca so với ngày trước đó).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Nam Định (tăng 460 ca), Quảng Nam (tăng 238 ca), Phú Thọ (tăng 153 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Đắk Lắk (giảm 198 ca), Thanh Hóa (giảm 186 ca), Lạng Sơn (giảm 114 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 11.612 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.315.689 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.463 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.308.602 ca, trong đó có 2.099.639 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP.HCM (514.390), Bình Dương (292.953), Hà Nội (142.433), Đồng Nai (99.926), Tây Ninh (88.460).
Vẫn còn hơn 2.200 F0 nặng đang điều trị
Về tình hình điều trị, có thêm 8.509 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 2.102.456 ca. Ngoài ra, hiện có 2.213 bệnh nhân nặng đang điều trị.
Về số bệnh nhân tử vong, tính từ 17h30 ngày 3-2 đến 17h30 ngày 4/2, cả nước ghi nhận 84 ca tử vong tại: TP.HCM (5), Hải Phòng (5), Thanh Hóa (5), Thừa Thiên - Huế (5), Vĩnh Long (5), Bình Định (4), Khánh Hòa (4), Kiên Giang (4), Bạc Liêu (3), Bắc Ninh (3), Bến Tre (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (3), Hậu Giang (3), Hòa Bình (3), Quảng Ngãi (3), Tây Ninh (3), An Giang (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Dương (2), Cần Thơ (2), Đà Nẵng (2), Tiền Giang (2), Cà Mau (1), Gia Lai (1), Hải Dương (1), Long An (1), Nghệ An (1), Quảng Nam (1), Sóc Trăng (1), Trà Vinh (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 102 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.147 ca, chiếm 1,6% tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong tại Việt Nam xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong tại Việt Nam xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Hà Nội ghi nhận 2.756 ca Covid-19 tại 30 quận, huyện, thị xã
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 3/2 đến 18h ngày 4/2, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 2.756 ca Covid-19. Quận Hoàng Mai là địa bàn ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất trong 24 giờ qua.
Cụ thể, 2.756 bệnh nhân phân bố tại 402 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (140); Đông Anh (130); Đống Đa (128); Nam Từ Liêm (93); Chương Mỹ (87).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư, tính từ ngày 29/4/2021 đến nay, là 145.607 ca.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 3/2, Thành phố có 55.081 F0 đang điều trị, trong đó, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 có 152 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 171 ca; các bệnh viện của Hà Nội là 2.456 ca; cơ sở thu dung của thành phố là 71 ca; cơ sở thu dung của các quận, huyện là 732 ca; còn lại có 51.499 ca điều trị tại nhà.
Ngoài ra, trong ngày, có 1 bệnh nhân chuyển độ; số ca tử vong là 17. Như vậy, tổng số ca tử vong tính từ ngày 29/4/2021 đến nay tại Hà Nội là 703 ca.
Nhiều tín hiệu tích cực
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 5 ngày nghỉ Tết (từ 29/1 - 2/2/2022), trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 12.200 ca mắc và 100 ca tử vong (thấp hơn so với tuần trước đó, mỗi ngày ghi nhận khoảng 15.300 ca mắc và 140 ca tử vong).
Cả nước đã tiêm được hơn 181,6 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19. |
So với tuần trước, số ca tử vong trong tuần giảm 22%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 15,1% và số ca nặng, nguy kịch giảm 22,4%.
Trong 5 ngày nghỉ, cả nước tiếp tục chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân với hơn 782.000 liều tại 30 tỉnh, thành phố; trong đó có 92.689 liều mũi 2, 339.512 liều bổ sung và 311.221 liều mũi 3 (liều nhắc lại).
Nhận định chung, đến nay, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước; công tác phòng, chống dịch đang từng bước đạt được những kết quả khả quan.
Số ca mắc mới, số chuyển nặng, tử vong có xu hướng giảm. Các hoạt động giao thương, đi lại của người dân trong dịp Tết cơ bản diễn ra thuận lợi.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh nước ta đang dần mở cửa lại các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; nhất là trong dịp Tết Nguyên đán có sự gia tăng giao lưu đi lại của người dân tại tất cả các địa phương, việc tổ chức lễ hội văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, việc thăm hỏi người thân, việc di chuyển của người dân trở lại làm việc sau Tết… dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca nhiễm bệnh sau dịp Tết, lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả việc lây nhiễm biến thể Omicron.
Nếu không kiểm soát, số mắc tăng quá mức, sẽ tăng ca nặng, gây quá tải hệ thống y tế dẫn đến nhiều trường hợp tử vong ngoài ý muốn.
Để phòng chống dịch, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, các địa phương không được tự đặt ra yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch trái với quy định của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ này cũng đề nghị các cơ sở y tế thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; bảo đảm đầy đủ thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị và lực lượng cán bộ, nhân viên y tế sẵn sàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và khám, chữa bệnh cho người dân trong dịp Tết.
Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới;
Không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Tiếp tục chiến dịch tiêm vắc-xin thần tốc mùa Xuân năm 2022
Về công tác tiêm chủng, tính đến chiều 3/2, cả nước đã tiêm được hơn 181,6 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19.
Hiện có 52 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi hai hơn 90%; 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi hai từ 82% đến dưới 90%. Số liều vắc-xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi hơn 16,2 triệu liều.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin thần tốc mùa Xuân năm 2022; thực hiện hoàn thành tiêm vắc-xin phòng Covid-19 liều cơ bản và liều nhắc lại trong quý I/2022; rà soát, tổ chức tiêm vét ngay không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vắc-xin;
Về tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cơ quan này đang trao đổi chặt chẽ, thường xuyên tham khảo ý kiến với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với các nhà khoa học và tham khảo kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới. Cho đến nay WHO đã chính thức cấp phép cho vắc-xin phòng Covid-19 của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
“Chúng tôi cũng tham khảo kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay có hơn 37 quốc gia đã có kế hoạch và đã triển khai, có quốc gia tiêm cho toàn bộ trẻ, có quốc gia tiêm cho những trẻ nguy cơ cao", Bộ trưởng nói.
Đồng thời Bộ cũng theo sát thông tin vắc-xin nào được tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, những phản ứng nào có thể xảy ra. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã báo cáo với các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ để mua vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đồng thời đang đàm phán với các hãng để có thể cung ứng vắc-xin này.
"Khi có vắc-xin, chúng ta sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng chắc chắn, đảm bảo vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu, trước hết và trên hết", Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, việc tiêm vắc-xin vẫn thực hiện theo chương trình cũ. Việc tiêm vắc-xin không phải là bắt buộc nhưng ngành Y tế khuyến khích với tất cả người dân.
Đa phần các trường hợp tử vong thời gian qua- khoảng 80% là do không tiêm vắc-xin, không tiêm đủ mũi. Đây là điều rất đáng tiếc, phần lớn tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền.
Vì thế, hiện nay, để bảo vệ nhóm đối tượng này, các địa phương đang thực hiện chiến lược "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vắc-xin cho người dân, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền.
Trước đó, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ cho phép mua 21,9 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 của Pfizer/BioTech để có thể triển khai tiêm và chấp nhận có thể dư thừa vắc-xin.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả