-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Ghi nhận thêm 125.568 ca Covid-19 mới trong nước
Tính từ 16h ngày 3/3 đến 16h ngày 4/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 125.587 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 125.568 ca ghi nhận trong nước (tăng 6.788 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 79.992 ca trong cộng đồng).
Ngày 04/3/2022, Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 29.074 ca và Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 18.970 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-2.475), Lào Cai (-430), Bà Rịa - Vũng Tàu (-254). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+2.734), Lai Châu (+2.637), Bình Dương (+919).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 101.812 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.059.262 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 41.093 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.051.832 ca, trong đó có 2.586.619 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (545.057), Hà Nội (340.443), Bình Dương (304.810), Đồng Nai (119.444), Tây Ninh (102.004).
38.911 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi là 2.589.436 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.246 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 3.418 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 421 ca; thở máy không xâm lấn là 104 ca; thở máy xâm lấn là 294 ca; ECMO là 9 ca.
Từ 17h30 ngày 3/3 đến 17h30 ngày 4/3 ghi nhận 97 ca tử vong.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 97 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.644 ca, chiếm tỷ lệ 1% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 34.130.109 mẫu tương đương 79.863.303 lượt người, tăng 135.464 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 03/3 có 645.805 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 196.320.242 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 179.519.139 liều: Mũi 1 là 70.803.561 liều; Mũi 2 là 67.534.637 liều; Mũi 3 là 1.448.003 liều; Mũi bổ sung là 14.122.259 liều; Mũi nhắc lại là 25.610.679 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.801.103 liều: Mũi 1 là 8.634.244 liều; Mũi 2 là 8.166.859 liều.
Hà Nội thêm 21.396 F0 mới
Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua Hà Nội ghi nhận 21.396 ca bệnh (8.870 ca cộng đồng; 12.526 ca đã cách ly).
Bệnh nhân phân bố tại 532 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Nam Từ Liêm (1.117); Mê Linh (1.046); Thanh Trì (1.023); Thanh Xuân (944); Quốc Oai (870).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 343.618 ca.
Tới hết ngày 3/3, số ca dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi ở Hà Nội là hơn 663.300 ca, trong đó có hơn 656.000 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm gần 99%); 1.093 người cách ly tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố và của quận, huyện, thị xã;
Có hơn 5.800 người điều trị tại bệnh viện tầng 2 và tầng 3 của thành phố (giảm hơn 200 ca so với hôm qua); ngoài ra có 360 người điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi tại Hà Nội là 570.355 người.
Ngày 3/3, Hà Nội ghi nhận 18 người mắc Covid-19 tử vong. Như vậy, tổng số người tử vong tính từ 27/4/2021 cho đến nay là 1.140 người.
Chuẩn bị tiêm cho trẻ
Theo đó, tất cả trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi sinh sống học tập tại TP.HCM đều được tiêm. Dự kiến có 970.000 trẻ gồm 3 nhóm đối tượng. Trẻ đi học tiêm tại trường học, do cơ sở giáo dục, y tế địa phương sắp xếp. Số này do ngành Giáo dục lập danh sách.
Theo đại diện Sở Y tế TP.HCM hiện TP đã chuẩn bị kế hoạch chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi. |
Với trẻ không đi học tiêm tại điểm tiêm cố định, lưu động do UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức bố trí. Số này do Sở Lao động -Thương binh và Xã hội cung cấp danh sách. Còn trẻ đang được điều trị tại các cơ sở y tế do các bệnh viện tiêm.
Nguyên tắc triển khai tiêm là từ lứa tuổi 11, 10, 9 tuổi trở xuống dần. Dự kiến mũi 1 tiêm trong 10 ngày. Khi đủ thời gian tiêm mũi 2 thì ngành Y tế thành phố sẽ tiêm mũi 2 với thời gian cũng diễn ra trong 10 ngày. Hiện công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất.
Về phía Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, vừa qua Bộ Y tế đã phối hợp rất chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương để lấy ý kiến cộng đồng, đặc biệt là phụ huynh học sinh từ 5 - 11 tuổi.
Theo đó, tỷ lệ "đồng tình cao" khoảng 78%. Tỷ lệ "đồng tình" khoảng 18%, tổng cộng đạt 95 - 96%.
Ngoài ra, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng cho biết, Bộ Y tế đã họp và thống nhất với Pfizer để xây dựng dự toán và kế hoạch đấu thầu, phấn đấu trong quý I (tháng 3/2022) đưa được 7 triệu liều về Việt Nam.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch, theo đại diện UBND TP.HCM, Thành phố tiếp tục mở đợt cao điểm mới bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ từ nay đến hết ngày 31/3.
Ngành Y tế thành phố sẽ đi từng ngõ gõ từng nhà, cập nhật thêm các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ, tầm soát người thuộc nhóm nguy cơ cao để kịp thời phát hiện F0.
Ngành Y tế chủ động phát hiện người trong nhóm này chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều để vận động, thuyết phục tiêm cho đủ liều.
Tăng thời hạn sử dụng của vắc-xin phòng Covid-19 Moderna
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đồng ý cập nhật hạn dùng của vắc-xin Spikevax (tên khác của vắc-xin Moderna) từ 7 tháng lên 9 tháng (kể từ ngày sản xuất) ở điều kiện bảo quản -25 độ C đến -15 độ C.
Theo thông báo ngày 2/3/2022 của Cục Quản lý Dược Bộ Y tế, căn cứ vào kết luận của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược đồng ý cập nhật hạn dùng của vắc-xin Spikevax (tên khác của vắc-xin Moderna) từ 7 tháng lên 9 tháng (kể từ ngày sản xuất) ở điều kiện bảo quản -25 độ C đến -15 độ C đối với các cơ sở sản xuất vắc-xin này đã được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Việc cập nhật hạn dùng này được áp dụng đối với các lô vắc-xin Spikevax được nhập khẩu vào Việt Nam kể từ ngày 2/3/2022.
Trước đó, việc cập nhật hạn dùng vắc-xin Spikevax cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt vào ngày 9/2/2022, Cơ quan Quản lý Dược của Châu Âu (EMA) phê duyệt ngày 8/12/2021, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA) phê duyệt ngày 31/1/2022 và các cơ quan quản lý dược của Anh, Australia, Canada, Thụy Sỹ...
Vắc-xin Spikevax do hãng dược Moderna nghiên cứu và sản xuất, được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngày 28/6/2021.
Bộ Y tế khẳng định việc cập nhật hạn dùng đối với vắc-xin Spikevax không làm thay đổi chất lượng, an toàn, hiệu quả của vắc-xin.
790 cán bộ y tế ở Sơn La mắc Covid-19
UBND tỉnh Sơn La vừa có báo cáo về tình hình lây nhiễm Covid-19 trong ngành Y tế và lực lượng chống dịch.
Từ sáng 2/3 đến 3/3, toàn tỉnh đã phát hiện 3.751 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Luỹ kế từ ngày 1/1 đến 3/3, Sơn La ghi nhận 35.632 ca mắc Covid-19. Trong đó có 13.094 ca khỏi bệnh, 7 ca tử vong và 22.532 ca đang điều trị.
Hiện toàn tỉnh có 15.167 người đang theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng, trong số người mắc Covid-19 có 790 người là cán bộ y tế.
Cũng theo báo cáo, trong thời gian qua do số lượng các ca F0 tăng nhanh, lực lượng y tế mỏng, phải đồng thời triển khai nhiều nhiệm vụ, nhiều cán bộ y tế mắc Covid-19 (15,6%) địa bàn rộng, nên các trạm y tế luôn hoạt động quá tải.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 70 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3; 55 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2 và 79 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật
-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo