-
Thảo luận hợp tác sản xuất vắc-xin tại Việt Nam -
Thuốc Zinnat tablets 500mg nghi ngờ không rõ nguồn gốc xuất xứ -
Thủ phạm gây đột quỵ và xơ vữa động mạch -
Đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc viên nang mềm SOS Fever® Fort do vi phạm chất lượng -
Tin mới y tế ngày 9/10: Nguy cơ tổn thương phình động mạch não sau chấn thương -
Ho khan có thể cảnh báo ung thư
Hơn 147.000 F0 sau 24h
Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 147.358 ca nhiễm mới, trong đó có 23 ca nhập cảnh và 147.335 ca ghi nhận trong nước tại 63 tỉnh, thành phố (tăng 5.207 ca so với ngày trước đó).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Hà Nội (tăng 2.740 ca), Nghệ An (tăng 2.574 ca), Gia Lai (tăng 2.363 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Hải Phòng (giảm 4.207 ca), TP.HCM (giảm 759 ca), Bắc Kạn (giảm 583 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 124.945 ca/ngày.
Về tình hình điều trị, có thêm 36.993 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 2.718.440 ca.
Ngoài ra, hiện có 4.104 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó có 3.173 ca thở ô xy qua mặt nạ, 488 ca thở ô xy dòng cao HFNC, 108 ca thở máy không xâm lấn, 327 ca thở máy xâm lấn và 8 ca phải sử dụng ECMO (thiết bị tim, phổi nhân tạo).
Về số bệnh nhân tử vong, tính từ 17h30 ngày 6/3 đến 17h30 ngày 7/3, nước ta ghi nhận 78 ca tử vong tại.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 91 ca/ngày. Như vậy, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.891 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Hà Nội lập đỉnh mới về số ca mắc mới trong ngày
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 6/3 đến 18h ngày 7/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 32.317 ca Covid-19 (tăng 2.740 ca so với ngày 6/3), trong đó có 12.443 ca cộng đồng và 19.874 ca đã cách ly. Huyện Sóc Sơn là địa bàn ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất trong 24 giờ qua.
Cụ thể, 32.317 bệnh nhân phân bố tại 542 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày, như: Sóc Sơn (1.778); Đông Anh (1.773); Nam Từ Liêm (1.559); Gia Lâm (1.499); Mê Linh (1.334).
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 6-3, thành phố có 682.683 bệnh nhân hiện đang điều trị, trong đó có 675.810 người theo dõi cách ly tại nhà (chiếm gần 99%); 979 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện, thị xã;
5.534 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2-3 của thành phố và 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi là 715.495 người.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện trong gần 5.900 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội có 958 ca nhẹ/không triệu chứng.
Đáng nói, dù số ca dương tính mỗi ngày tăng lên hàng chục nghìn ca, nhưng số bệnh nhân nhập viện không tăng đáng kể, tương ứng số ca mức độ trung bình trở lên đều giảm nhẹ.
Cụ thể, có hơn 3.800 ca mức độ trung bình (giảm 2,6% so với trung bình 7 ngày trước); 971 ca nặng, nguy kịch (giảm gần 3%), số ca thở HFNC hay thở máy không xâm lấn giảm mạnh 26%.
Hôm qua (6/3), Hà Nội có 15 ca Covid-19 tử vong, nâng tổng số người tử vong do Covid-19 (tính từ ngày 27-4-2021 cho đến nay) là 1.178 người.
Không hoảng loạn
TS.Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, các hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở y tế và các gia đình và là những tài liệu quan trọng đối với các Sở Y tế, các cơ sở y tế trên cả nước trong quản lý, điều trị F0 tại nhà, giúp giảm tình trạng quá tải của các cơ sở y tế và việc nhập viện không cần thiết.
Chuyên gia khuyến cáo người mắc Covid-19 cũng như người chưa mắc cần bình tĩnh trước quá nhiều luồng thông tin |
Đồng thời PGS.TS. Lương Ngọc Khuê khuyến cáo, người mắc Covid-19 cũng như người chưa mắc cần bình tĩnh trước quá nhiều luồng thông tin nhận được và cần xem xét những hướng dẫn, khuyến cáo chính thống của các cơ quan y tế trong quản lý, chăm sóc F0 tại nhà để cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Chúng tôi cũng khuyến cáo người mắc Covid-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.
Hướng dẫn cũng nêu chi tiết những dấu bất thường ở người lớn và trẻ em để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.
Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn trong nhà các vật dụng, thuốc cơ bản và cần thiết để chăm sóc, điều trị F0 tại nhà bao gồm: Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
Thuốc điều trị tại nhà gồm: Thuốc hạ sốt: Paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg;
Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác; Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc); Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%. Các thuốc này nên chuẩn bị đủ dùng từ 5-7 ngày.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thuốc điều trị bệnh nền nếu trong nhà có người mắc bệnh nền, đủ để sử dụng trong 1-2 tuần.
Về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu… Theo đó, các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi bác sỹ kê đơn. Vì vậy, người dân không tự ý mua và sử dụng.
Đối với nhân viên y tế, khi kê đơn, cần lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn.
Bên cạnh đó, cần tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.
Theo dõi chặt khi chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 tại nhà
Với trẻ em, do đây là đối tượng rất dễ mắc Covid-19 khi tiếp xúc với các ca nhiễm do hệ miễn dịch của con còn non yếu.
Các trẻ em bé chưa nhận thức được rõ ràng sự nguy hiểm của dịch bệnh nên việc cách ly tại nhà rất cần sự quản lý chặt chẽ của cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình.
Do đó, khi gia đình có F0 là trẻ em cách ly tại nhà, cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng, nếu con có biểu hiện nặng, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Để trẻ em mắc Covid được cách ly tại nhà cần các điều kiện sau: Trẻ em ≤ 16 tuổi mắc Covid được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện.
Trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
Trẻ không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Bên cạnh đó, quản lý chăm sóc trẻ em phải có người chăm sóc như bố, mẹ, người thân… có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế qua các phương tiện như điện thoại, máy tính… để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
Hà Nội: Số ca mắc Omicron chiếm chủ yếu
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 5/3, theo báo cáo của Bộ Y tế, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh, thành phố, nhất là ở Hà Nội, TP.HCM. Biến thể này thay thế dần biến thể Delta.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã; trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron.
Điều đáng nói, biến thể phụ BA.2 có thể lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%. Còn tại TP Hồ Chí Minh, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gene.
Trước thực tế trên, Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế để kịp thời tham mưu UBND TP, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.
Riêng với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với phòng y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng liên quan tiếp tục rà soát các trường hợp chưa tiêm đủ liều vắc-xin, đồng thời tuyên truyền, vận động những người từ chối tiêm vaccine cần thực hiện tiêm chủng.
Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm vào công tác tiêm chủng vắc-xin, đẩy nhanh tiếm độ tiêm chủng mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hoàn thành trong quý I/2022.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tới người dân, trong đó tập trung vào các nội dung thực hiện nghiêm “thông điệp 5K”;
Hạn chế tụ tập đông người không cần thiết, thường xuyên theo dõi sức khỏe, trang bị kiến thức khi nhiễm Covid-19 và điều trị tại nhà, nhận biết các dấu hiệu khi chuyển nặng để liên hệ với các cơ sở y tế kịp thời hỗ trợ; tránh tâm lý chủ quan hoặc hoang mang, lo sợ cực đoan không cần thiết.
Đặc biệt, quan tâm đến nhóm đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Đề xuất người nhập cảnh vào Việt Nam chỉ xét nghiệm Covid-19 một lần trong 24 giờ đầu
Trong đề xuất vừa gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Bộ Y tế đề nghị người có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 24 giờ (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh về Việt Nam.
Trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), người nhập cảnh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi).
Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính thì được rời khỏi nơi lưu trú nhưng phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K và các biện pháp phòng chống dịch khác của địa phương.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời theo quy định.
-
Đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc viên nang mềm SOS Fever® Fort do vi phạm chất lượng -
Tin mới y tế ngày 9/10: Nguy cơ tổn thương phình động mạch não sau chấn thương -
Ho khan có thể cảnh báo ung thư -
Không chủ quan, coi thường vết thương ngoài da -
Tin mới y tế ngày 8/10: Bác tin đồn có bệnh hô hấp mới -
Lần đầu tiên thực hiện ghép đồng thời tim, gan thành công tại Việt Nam -
Tỷ lệ trẻ bị cận thị ngày càng gia tăng
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024