-
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
Số mắc mới Covid-19 trong nước giảm còn 2.268 ca
Tính từ 16h ngày 7/5 đến 16h ngày 8/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 2.269 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 2.268 ca ghi nhận trong nước tại 51 tỉnh, thành phố, có 1.529 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-292), Vĩnh Phúc (-144), Bắc Ninh (-61). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Nông (+11), Bà Rịa - Vũng Tàu (+10), Phú Yên (+8).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.237 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.676.184 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân cứ 1 triệu người có 107.897 ca nhiễm.
Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.668.433 ca, trong đó có 9.317.774 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.591.431), TP. Hồ Chí Minh (608.729), Nghệ An (482.633), Bắc Giang (385.799), Bình Dương (383.517).
2.066 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.320.591 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 473 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 381 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 49 ca; thở máy không xâm lấn: 9 ca; thở máy xâm lấn: 32 ca; ECMO: 2 ca
Từ 17h30 ngày 7/5 đến 17h30 ngày 8/5 ghi nhận 1 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 2 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.056 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.501.731 mẫu tương đương 85.805.439 lượt người. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 215.688.790 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.483.237 liều: Mũi 1 là 71.452.664 liều; Mũi 2 là 68.658.415 liều; Mũi 3 là 1.505.954 liều; Mũi bổ sung là 15.241.704 liều; Mũi nhắc lại là 39.624.500 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.385.055 liều: Mũi 1 là 8.911.337 liều; Mũi 2 là 8.473.718 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.820.498 liều (mũi 1).
Hà Nội ghi nhận 617 ca Covid-19
Theo Sở Y tế Hà Nội trong 24h qua thành phố ghi nhận thêm 617 ca Covid-19, tổng số ca bệnh của Hà Nội từ 29/4/2021 đến nay lên hơn 1,59 triệu ca; 1.335 ca tử vong.
Bệnh nhân phân bố tại 175 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (119); Đông Anh (97); Long Biên (43); Hoàng Mai (38); Nam Từ Liêm (37).
Hiện Hà Nội có 237 người điều trị tại bệnh viện, số còn lại hơn 95.000 ca theo dõi tại nhà. Trong 237 ca điều trị tại viện, có 207 ca mức độ trung bình (tăng gần 14% so với trung bình 7 ngày trước).
Tính từ chiều 16/4 cho đến hết ngày 7/5, Hà Nội có hơn 151.000 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1, đã triển khai tiêm đủ 2 mũi cho hơn 99% trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi.
Sử dụng hiệu quả vắc-xin cho trẻ
Đây là đợt phân bổ vắc-xin phòng Covid-19 thứ 144 kể từ tháng 3/2021.
Đợt phân bổ này có 2.304.000 liều vắc-xin phòng Covid-19 Moderna (tính theo liều 0,25ml) cho 56 trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi do Chính phủ Australia viện trợ.
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế vừa có quyết định phân bổ hơn 2,3 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 Moderna cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. |
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương yêu cầu các đơn vị tiếp nhận vắc-xin và tổ chức tiêm ngay số vắc-xin phòng Covid-19 được phân bổ.
Vắc-xin Moderna được phân bổ trong đợt này có hạn sử dụng trên giấy chứng nhận xuất xưởng vắc-xin, sinh phẩm là 17/7/2022.
Vắc-xin hiện đang bảo quản ở nhiệt độ từ -25°C đến -15°C tại kho vắc-xin quốc gia, được sử dụng để ưu tiên tiêm cho trẻ từ 6 - dưới 12 tuổi với liều lượng là 0,25ml mỗi trẻ.
Như vậy, đây là lần phân bổ thứ 3 vắc-xin phòng Covid-19 Moderna tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi với tổng số hơn 4,6 triệu liều.
Liên quan đến tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, mới đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có công văn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố về việc sử dụng hiệu quả vắc-xin Moderna do COVAX Facility viện trợ.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố chỉ đạo các địa phương rà soát đối tượng từ 6 - dưới 12 tuổi, ưu tiên sử dụng trước vắc-xin Moderna từ nguồn viện trợ của COVAX Facility tiêm cho trẻ trong độ tuổi này đảm bảo an toàn tiêm chủng, trong khi chưa kịp thời huy động nhóm đối tượng người trên 18 tuổi tiêm mũi nhắc lại.
Việc này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur phối hợp với các tỉnh/thành phố trong khu vực phụ trách, chủ động điều phối vắc-xin giữa các địa phương để đảm bảo sử dụng hiệu quả vắc-xin.
TP.HCM chuẩn bị cấp gần 5 triệu "hộ chiếu vắc-xin"
Theo đại diện Sở Y tế TP.HCM, hơn 92% hồ sơ tiêm chủng đã được gửi đến công an phường, xã để được xác thực và cấp “hộ chiếu vắc-xin”.
Để bảo đảm quyền lợi của người dân được cấp giấy chứng nhận đã tiêm vắc-xin và tiến đến cấp “Hộ chiếu vắc-xin” khi tham gia tiêm chủng Covid-19, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo tất cả các trung tâm y tế, trạm y tế trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai “chiến dịch làm sạch dữ liệu tiêm chủng và triển khai chữ ký số xác nhận tiêm chủng”.
Theo đó, tất cả các trung tâm y tế, trạm y tế cần phải triển khai đồng loạt chữ ký số để xác nhận tiêm chủng cho người dân trên “Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19”.
Mặt khác, các dữ liệu tiêm chủng đã có cần được rà soát, làm sạch để cung cấp dữ liệu cấp “hộ chiếu vắc-xin” cho người dân theo quy định.
Theo hướng dẫn, tất cả trạm y tế đã và đang khẩn trương lập danh sách đối tượng tiêm chủng Covid-19 thường trú trên địa bàn sai thông tin tiêm chủng (danh sách này do Bộ Y tế xác định và gửi về) chuyển tới công an xã, phường, thị trấn để thực hiện đối chiếu, xác thực, cập nhật, bổ sung thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Để có thể triển khai đồng bộ các công việc trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) đã tổ chức 3 lớp tập huấn thực hiện việc làm sạch dữ liệu và chữ ký số chứng nhận tiêm cho 1.009 cán bộ, nhân viên từ các phòng y tế, trung tâm y tế, trạm y tế và cơ sở tiêm chủng.
Đến nay, toàn bộ 22/22 trung tâm y tế trên địa bàn TP.HCM đã được trang bị chữ ký số để xác nhận tiêm chủng cho người dân, đã có 273 xã/phường/thị trấn đã được trang bị chữ ký số trong đó 133 xã/phường/thị trấn đã thực hiện ký số.
Từ ngày 23/4 đến nay, toàn Thành phố đã có 374.137 dữ liệu đã được ký duyệt chữ ký số chứng nhận tiêm và đang triển khai thực hiện làm sạch dữ liệu tiêm chủng tại 310 phường/xã với 4.124.156 hồ sơ trên tổng số hồ sơ cần xác thực là 4.481.992.
Chiến dịch làm sạch dữ liệu tiêm chủng và triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ bảo đảm quyền của người dân được cấp giấy chứng nhận đã tiêm vắc-xin và cấp “Hộ chiếu vắc-xin” mà còn khởi động cho lộ trình chuyển đổi số đối với các hoạt động tại tuyến y tế cơ sở.
-
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả