-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Nhiều địa phương có số ca mắc giảm
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày 4/10 là 5.382 ca mắc Covid-19, tăng 15 người sau 24 giờ.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (-123), Bình Dương (-73), Tây Ninh (-34).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (118), An Giang (75), Tiền Giang (39).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 6.835 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 813.961 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.269 ca nhiễm).
Tính từ 27/4 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 809.375 người. 716.301 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (400.003), Bình Dương (216.853), Đồng Nai (51.364), Long An (32.857), Tiền Giang (14.172).
Tỷ lệ ca bệnh tử vong giảm
Ngày 4/10, Việt Nam công bố khỏi Covid-19 cho 27.683 người, nâng tổng số F0 được điều trị hết bệnh lên 721.480 trường hợp.
Trong ngày, cả nước ghi nhận 130 ca tử vong tại TP.HCM (93), Bình Dương (20), Long An (5), Đồng Nai (5), An Giang (3), Cà Mau (1), Vĩnh Long (1), Đà Nẵng (1), Tiền Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 149 người. Tổng số trường hợp tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.845 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số F0.
Trong ngày 3/10, 859.182 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 45.496.123, trong đó tiêm 1 mũi là 34.622.194 liều, tiêm mũi 2 là 10.873.929 liều.
Nhiều ngày qua, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam bắt đầu diễn biến khả quan. Các điểm nóng của dịch Covid-19 tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang giảm dần số ca mắc mới và tử vong. Tình hình điều trị trên cả nước cũng có nhiều thành tựu khi mỗi ngày có hơn chục nghìn người khỏi bệnh.
TP.HCM bước sang ngày thứ 4 thực hiện Chỉ thị 18. Đại diện Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố cho biết nhiều doanh nghiệp đang nối lại sản xuất, người dân phấn khởi, không khí thành phố vui tươi, nhộn nhịp. Hiện 17 địa phương tại TP.HCM đề nghị được công nhận kiểm soát dịch.
Đề nghị thanh tra việc nhập khẩu, mua sắm test kit Covid-19
Bộ Y tế đề nghị các địa phương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm các loại test kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR.
Công văn này được gửi đến bí thư và chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 4/10.
Theo Bộ Y tế, cơ quan này nhận được phản ánh của người dân và một số cơ quan truyền thông về giá mua, bán các loại test xét nghiệm kháng nguyên nhanh, xét nghiệm RT-PCR và giá dịch vụ các loại xét nghiệm Covid-19 cao hơn so với thực tế, không thống nhất, đặc biệt là tại khu vực y tế tư nhân...
Để kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi liên quan đến việc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế quán triệt các đơn vị trên địa bàn tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về giá dịch vụ chẩn đoán Covid-19.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương giao cơ quan thanh tra thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các cơ sở nhập khẩu, mua bán, sản xuất, kinh doanh và sử dụng các trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng chống dịch, đặc biệt là các loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh và xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR xác định Covid-19.
Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị cơ quan chức năng rà soát quy trình, thủ tục mua sắm, về chất lượng, giá, tư cách pháp nhân..., tập trung vào giá xét nghiệm và giá dịch vụ xét nghiệm đang thực hiện tại các công ty cung ứng, các cơ sở sử dụng các loại xét nghiệm (bao gồm cả test xét nghiệm chẩn đoán kháng nguyên nhanh và xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR).
Trong công văn gửi đi, Bộ Y tế đề nghị thông tin kết quả xử lý trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngày hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo quy định.
Đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 97 test xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 35 test xét nghiệm RT-PCR, 39 test xét nghiệm kháng nguyên, 23 test xét nghiệm kháng thể.
Hà Nội: 8 ca mắc mới trong ngày
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 12h đến 18h ngày 4/10, trên địa bàn Thành phố không ghi nhận ca dương tính mới với virus SARS-Cov-2.
Như vậy, tính từ 18h ngày 3/10 đến 18h ngày 4/10, Hà Nội ghi nhận 8 ca dương tính, trong đó có 4 ca tại khu vực phong tỏa, 4 ca tại khu vực cách ly. Trong 8 ca bệnh này, có 7 ca liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay) là 4.010 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.407 ca.
Liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, tính đến 18h ngày 4/10, Hà Nội đã lấy được 16.850 mẫu xét nghiệm, gồm: Nhân viên y tế, người bệnh, người chăm sóc hiện đang trong bệnh viện, khu vực dân cư xung quanh bệnh viện, người về từ bệnh viện, trong đó có 15.478 mẫu đã có kết quả, qua đó phát hiện 33 ca dương tính (gồm 31 ca trong bệnh viện và 2 ca ở khu vực dân cư xung quanh bệnh viện).
Hiện, Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng tầng sinh môn (tầng 7 nhà D) của Bệnh viện ghi nhận nhiều ca mắc nhất, với 24 ca; Khoa Phẫu thuật tiêu hóa có 11 ca, Khoa Ung bướu (tầng 8, nhà D) có 2 ca; 3 ca còn lại ở nhà ăn Bệnh viện, Khoa Hồi sức tích cực và cửa hàng đối diện cổng viện.
Những ca F0 liên quan đến bệnh viện được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội đã được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương điều trị. Ngoài ra, các F1 tại bệnh viện này cũng đã di chuyển đến địa điểm cách ly tập trung của Hà Nội từ rạng sáng 3/10 (khoảng 150 người).
Hiện, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức còn 1.054 bệnh nhân, 1.018 người nhà, hơn 1.000 nhân viên y tế trong khuôn viên bệnh viện. Trong ngày mai (5/10), bệnh viện sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lấy mẫu xét nghiệm lần 3 tất cả những trường hợp này.
Được biết, 3 Bệnh viện: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đều nhất trí hỗ trợ tiếp nhận khoảng 1.000 người (gồm: Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân) từ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức.
Dự kiến, sẽ chuyển khoảng 200 người sang Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 450 người sang Bệnh viện Thanh Nhàn và khoảng 350 người sang Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Ninh Bình đón hơn 600 công dân ở một số tỉnh phía Nam trở về quê
Chiều 3/10, 608 công dân tỉnh Ninh Bình đầu tiên ở các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được đón lên tàu trở về quê.
Đây là những trường hợp ưu tiên theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình gồm phụ nữ mang thai, người có công, người già, người tàn tật, trẻ em dưới 1 tuổi... là công dân Ninh Bình gặp khó khăn do dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương, được tỉnh Ninh Bình thành lập Đoàn công tác vào tận nơi đón về.
Trong số 608 công dân được Ninh Bình đón về lần này, TP. Hồ Chí Minh có 345 công dân, tỉnh Bình Dương 150 công dân và tỉnh Đồng Nai 113 công dân, trong đó có 99 phụ nữ đang mang thai.
Theo lịch trình, Đoàn đón công dân lên tàu tại 3 ga, gồm ga Sài Gòn, ga Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và ga Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Các công dân tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương được địa phương hỗ trợ đưa ra ga để làm thủ tục lên tàu về quê. Riêng TP. Hồ Chí Minh, công dân tự túc phương tiện để ra ga và được lực lượng chức năng hỗ trợ thông qua các chốt để đến điểm tập kết.
Trước khi lên tàu, công dân phải xuất trình các giấy tờ liên quan theo quy định và phải có giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính còn hiệu lực trong vòng 48 giờ tính đến thời điểm bắt đầu khởi hành.
Các công dân cũng được hướng dẫn lên tàu theo từng toa được quy định sẵn. Tất cả các thành viên trong Đoàn công tác và các công dân đều chấp hành tốt, thực hiện nghiêm các quy định về phòng dịch COVID-19 trong suốt quá trình di chuyển. Đoàn công tác cũng bố trí riêng một toa dành để chăm sóc đặc biệt cho các trường hợp khi có vấn đề về sức khỏe.
Theo dự kiến, những công dân trên sẽ về tới ga Ninh Bình vào sáng ngày 5/10, sau đó được thực hiện sàng lọc, xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay tại ga và bàn giao công dân cho các cơ sở cách ly tập trung của tỉnh và các huyện, thành phố.
Khi nào người dân cần test Covid-19?
Bộ Y tế có văn bản gửi UBND TP.HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm, cách ly phòng chống dịch Covid-19 với người di chuyển giữa các vùng nguy cơ.
Trong giai đoạn thích ứng với dịch Covid-19, điều người dân đang quan tâm là việc di chuyển giữa các tỉnh, thành phố. |
Cụ thể, đối với người đi từ khu vực nguy cơ rất cao, khu vực nguy cơ cao đến vùng nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn, Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm như sau:
Với người đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 (có chứng nhận tiêm chủng đủ liều) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 (có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương): Trước khi di chuyển thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.
Khi đến nơi thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, thực hiện thông điệp 5K và xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7.
Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử trí theo quy định.
Với người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, trước khi di chuyển thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.
Sở Y tế nơi tiếp nhận dựa trên đánh giá dịch tễ và tình hình dịch trên địa bàn xem xét việc cho người dân từ nơi khác về tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú;
Hướng dẫn người dân thực hiện thông điệp 5K và làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn định kỳ 2-3 ngày/lần hoặc tổ chức xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) mẫu đơn hoặc mẫu gộp 5-7 ngày/lần cho người dân đến khi đủ 14 ngày.
Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử trí theo quy định.
Đối với người đi từ khu vực nguy cơ đến khu vực nguy cơ tương đương hoặc khu vực bình thường mới
Tại văn bản này, Bộ Y tế hướng dẫn, với người đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 (có chứng nhận tiêm chủng đủ liều) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 (có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương),
Thực hiện thông điệp 5K và hạn chế tiếp xúc, tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương;
Đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan y tế trên địa bàn trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác.
Với người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, thực hiện thông điệp 5K, cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương và tiếp tục hạn chế tiếp xúc, tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày tiếp theo.
Thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7 trong thời gian cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú.
Thông báo ngay cho cơ quan y tế trên địa bàn trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử trí theo quy định.
Cũng theo quy định của Bộ Y tế, người đi từ khu vực nguy cơ thấp đến khu vực nguy cơ cao hơn, Sở Y tế trên địa bàn tiếp nhận người đến dựa trên đánh giá dịch tễ và tình hình dịch trên địa bàn để hướng dẫn theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Sáng 4/10, Sở Y tế Hà Nội thông tin về 6 trường hợp vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố.
Trong đó, 5 người liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức gồm: Ông N.N.L., 58 tuổi, trú tại Khoái Châu, Hưng Yên, người nhà đi chăm bệnh tại Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa.
Anh X.H.Q., 21 tuổi, ngụ Đà Bắc, Hòa Bình, là F1 đang cách ly tại Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng Tầng sinh môn.
Anh L.H.A. (30 tuổi) và bà N.T.L. (71 tuổi) đều là bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng Tầng sinh môn. Hai người này đều cư trú tại Hà Nội. Bà L.T.H., 45 tuổi, trú tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, là bệnh nhân điều trị ở tầng 7, nhà D.
Như vậy, liên quan chùm lây nhiễm tại cơ sở y tế này, 39 trường hợp đã được xác định nhiễm Covid-19. Trong đó, Hà Nội ghi nhận 31 ca nhiễm. 8 trường hợp còn lại được phát hiện ở Nam Định (4), Hưng Yên (1), Hà Tĩnh (2) và Hải Dương (1).
Ngoài ra, Thành phố cũng ghi nhận một trường hợp là anh P.T.T., 23 tuổi, trú tại Đội Bình, Ứng Hòa, dương tính với SARS-CoV-2. Người này trở về từ TP.HCM và được cách ly tập trung ngày 19/9. Đến ngày 3/10, người này cho kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 4.008 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.
Vĩnh Long : Người đã tiêm 2 mũi vắc-xin, xét nghiệm âm tính cách ly tại nhà
Tối 3/10, Sở Y tế Vĩnh Long đã có văn bản gửi ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc ngành y tế hướng dẫn thực hiện cách ly và xét nghiệm trước tình hình lượng lớn người dân về quê bằng xe gắn máy ở các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ.
Theo đó, những người trở về từ vùng có dịch khi đáp ứng điều kiện đã tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, có chứng nhận tiêm chủng trên Sổ sức khỏe điện tử, hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều.
Liều sau cùng được tiêm ít nhất 14 ngày, và không quá 12 tháng tính đến thời điểm về địa phương, hoặc được điều trị khỏi bệnh Covid-19 có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế và có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính không cần cách ly tập trung, chỉ theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày.
Những người tiêm 1 liều vắc-xin phải cách ly tập trung 7 ngày, xét nghiệm 3 lần nếu có kết quả âm tính thì tiếp tục cách ly y tế tại nhà thêm 7 ngày. Những người chưa tiêm vắc-xin phòng Covid-19 sẽ được cách ly tập trung 14 ngày.
WHO cập nhật hướng dẫn mới điều trị Covid-19
Mới đây, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cập nhật một chỉ dẫn, đưa ra các khuyến nghị về phương pháp mới điều trị Covid-19 bằng thuốc, bao gồm các kháng thể đơn dòng (casirivimab và imdevimab).
WHO khuyến nghị có điều kiện phương pháp điều trị bằng casirivimab và imdevimab cho những người mắc Covid-19 không nghiêm trọng nhưng có nguy cơ phải nhập viện cao nhất.
Theo WHO, đây là loại thuốc đầu tiên WHO khuyến nghị với tư cách phương pháp điều trị cho những bệnh nhân không nặng nhằm giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở những người có nguy cơ cao nhất.
Nguy cơ nhập viện tăng cao bao gồm cả những người chưa tiêm phòng vắc-xin, những người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số, người khuyết tật, và những người có thể trạng sức khỏe đặc biệt khác.
WHO cũng đang khuyến nghị có điều kiện việc sử dụng casirivimab và imdevimab để điều trị cho những bệnh nhân Covid-19 ở thể nặng hoặc nghiêm trọng, những người kết quả xét nghiệm máu âm tính.
Bệnh nhân Covid-19 ở thể nặng theo quy định của WHO là những người xuất hiện hội chứng suy hô hấp cấp tính, hoặc những tình trạng khác cần máy thở, hoặc thuốc tăng huyết áp.
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả