Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 02 tháng 11 năm 2024,
Bộ Y tế yêu cầu không tự xét nghiệm kháng thể sau tiêm vắc-xin Covid-19
D.Ngân - 02/10/2021 13:18
 
Thời gian qua, một số trường hợp người dân, đơn vị xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh để định lượng kháng thể.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu không tự xét nghiệm kháng thể Covid-19 sau tiêm ˙

Theo Bô Y tế, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thần tốc xét nghiệm trên diện rộng, Bộ Y tế đã khẩn trương triển khai nhiều phương thức xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó chủ yếu sử dụng xét nghiệm Realtime RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên để phát hiện các trường hợp mắc COVID-19.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đã ghi nhận một số trường hợp người dân, đơn vị xét nghiệm triển khai xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh để định lượng kháng thể.

Bộ Y tế cho biết hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa đưa ra khuyến cáo về ngưỡng đáp ứng bảo vệ đối với virus SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, xét nghiệm huyết thanh học phát hiện kháng thể không sử dụng để xác định đang nhiễm virus và không giúp xác định hiệu quả bảo vệ đối với bệnh Covid-19, chủ yếu phục vụ trong nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị.

Do đó, để sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực xét nghiệm trong phòng chống dịch, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phổ tiếp tục lựa chọn kết hợp các phương pháp xét nghiệm phù hợp, ưu tiên tập trung vào công tác phát hiện sớm ca mắc Covid-19 và triển khai phòng chống dịch kịp thời.

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tăng cường công tác truyền thông cho người dân và đơn vị xét nghiệm về lợi ích và giá trị chẩn đoán của các phương pháp xét nghiệm.

Được biết, trên thế giới, các hướng dẫn từ cơ quan y tế của nhiều nước như Mỹ, châu Âu đều khuyến cáo không sử dụng loại xét nghiệm này với những người đã tiêm vắc-xin Covid-19.

Hiện nay có 2 kỹ thuật để tìm kháng thể là ELISA và sắc ký miễn dịch (xét nghiệm/test nhanh). Kỹ thuật ELISA giúp định lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu. Test nhanh định tính kháng thể tương tự que thử thai.

Dù vậy, theo chuyên gia xét nghiệm này chỉ quan trọng khi sử dụng trong cộng đồng để hiểu được sự phát tán của Covid-19, phát hiện người có kháng thể, có khả năng tự bảo vệ trước virus. 

Xét nghiệm kháng thể quan trọng với cộng đồng, song không dùng để chẩn đoán một người có đang nhiễm Covid-19 hay không. Để khẳng định, chúng ta phải dùng xét nghiệm rRT-PCR.

Chưa kể, kháng thể cần thời gian để sinh ra khi một người bị bệnh, vì thế xét nghiệm kháng thể sẽ không chính xác với những người mới vừa mắc bệnh. Nó có thể gây ra tình trạng dương tính giả hoặc âm tính giả.

Phương pháp này áp dụng cho nhóm đối tượng được bác sĩ chỉ định hay có yêu cầu xét nghiệm khi chẩn đoán nghi ngờ mắc hoặc đã mắc Covid-19, kết quả sẽ hỗ trợ chẩn đoán xem cơ thể có kháng thể nhiều hay ít và qua đó biết được đáp ứng sinh kháng thể của người bệnh.

Nhật Bản sản xuất thành công kháng thể nhân tạo chống SARS-CoV-2
Một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học của Đại học Kitasato (Nhật Bản) chủ trì vừa sản xuất thành công một loại kháng thể trung hòa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư