Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Tin mới về dịch Covid-19 ngày 4/12: Khẩn trương dập dịch tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
D.Ngân - 04/12/2021 09:44
 
Bộ Y tế nhận định có thể ổ dịch ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã qua 2 đến 3 chu kỳ lây nhiễm, nguy cơ dịch lan rộng toàn viện rất dễ xảy ra.

Thêm 13.993 ca Covid-19 tại các ổ dịch

Tính từ 16h ngày 3/12 đến 16h ngày 4/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.998 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 13.993 ca ghi nhận trong nước.

Như vậy, số ca mắc mới tiếp tục tăng 332 ca so với ngày trước đó. Dịch lan rộng tại 57 tỉnh, thành phố với 8.402 ca trong cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (+325), Bạc Liêu (+231), Thừa Thiên - Huế (+207). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.784 ca/ngày.

Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.294.778 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), cả nước có 1.289.511 ca mắc.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP.HCM (476.818), Bình Dương (283.908), Đồng Nai (89.159), Long An (38.607), Tây Ninh (31.691).

Theo cập nhật của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, trong ngày 4/12, Việt Nam có thêm 1.107 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số xuất viện đến nay là 1.007.566 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.788 ca, trong đó, 4.547 trường hợp thở ô-xy mask, 1.377 ca thở ô-xy dòng cao (HFNC), thở máy không xâm lấn có 185 ca, thở máy xâm lấn là 665 ca. Số trường hợp cần can thiệp ECMO là 14.

Từ 17h30 ngày 3/12 đến 17h30 ngày 4/12, cả nước ghi nhận 203 ca tử vong. TP.HCM có 75 trường hợp, trong đó, 11 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm Long An (6), Bến Tre (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Tiền Giang (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác, F0 tử vong được ghi nhận tại: An Giang (20), Bình Dương (18), Cần Thơ (15), Đồng Nai (13), Tiền Giang (10), Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (5), Đồng Tháp (5), Vĩnh Long (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Khánh Hoà (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (2), Trà Vinh (2), Quảng Ninh (1), Đắk Lắk (1), Bình Phước (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 196 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.061 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Trong ngày 3/12, 991.961 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm đến nay là 126.846.771 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.155.299 liều, tiêm mũi 2 là 53.691.472 liều.

Hà Nội ghi nhận 628 ca Covid-19 mới

Chiều 4/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ 18 giờ ngày 3/12 đến 18 giờ ngày 4/12, Hà Nội ghi nhận 628 ca bệnh trong đó, cộng đồng (190), khu cách ly (338), khu phong tỏa (100).

Phân bổ 628 bệnh nhân tại 205 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện: Đống Đa (92), Chương Mỹ (84), Ba Đình (52), Hoàng Mai (37), Bắc Từ Liêm (32), Thanh Xuân (32), Nam Từ Liêm (29), Thanh Trì (25), Thạch Thất (24), Mê Linh (23), Hà Đông (20), Hoàn Kiếm (19), Quốc Oai (18), Gia Lâm (16), Mỹ Đức (15), Đông Anh (15), Đan Phượng (14), Ứng Hòa (12), Hai Bà Trưng (11), Cầu Giấy (10), Sóc Sơn (9), Thương Tín (9), Thanh Oai (8), Long Biên (8), Phú Xuyên (5), Ba Vì (3), Tây Hồ (3), Hoài Đức (3).

Phân bố 190 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Phân bố tại 93  xã phường thuộc 28/30 quận huyện: Đống Đa (45), Hoàng Mai (23), Bắc Từ Liêm (15), Thanh Xuân (14), Mê Linh (10), Thanh Trì (8), Ba Đình (8), Đông Anh (7), Thanh Oai (7), Hà Đông (6), Hoàn Kiếm (6), Long Biên (5), Thường Tín (4), Gia Lâm (4), Hai Bà Trưng (4), Cầu Giấy (4), Ứng Hòa (4), Phú Xuyên (3), Chương Mỹ (2), Nam Từ Liêm (2), Quốc Oai (2), Tây Hồ (1), Đan Phượng (1), Hoài Đức (1), Thạch Thất (1), Sóc Sơn (1), Ba Vì (1), Mỹ Đức (1).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 12.710 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.023 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 7.687 ca.

Nghệ An có nhiều học sinh mắc Covid-19

Theo báo cáo của huyện Quỳ Châu (Nghệ An), trong thời gian qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện 128 F0. Trong đó, ngày 1/12/2021, xuất hiện 2 ca F0 tại xã Châu Tiến. Trước tình hình đó, huyện đã tiến hành xét nghiệm diện rộng, đến ngày 2/12 phát hiện điểm dịch tại xã Châu Tiến với 29 F0 và 426 F1.

Đáng chú ý, các F0 cơ bản là học sinh Tiểu học và THCS xã Châu Tiến. Điều đáng quan tâm, các F0 không xác định được nguồn lây, điều này rất khó khăn cho công tác dập dịch.

Ngay sau khi phát hiện điểm dịch, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai ngay các giải pháp chống dịch, tiến hành điều tra, truy vết, cách ly các đối tượng theo quy định. Triển khai ngay Trạm Y tế lưu động tại xã Châu Hội để thu dung, điều trị Bệnh nhân.

Trước diễn biến phức tạp của dịch, ông tỉnh Nghệ An yêu cầu huyện Quỳ Châu tiếp tục triển khai ngay các nội dung: Khẩn trương điều tra, truy vết thật kỹ các trường hợp liên quan, không để khoảng trống, bỏ sót F1.

Tiến hành khoanh vùng rộng để đánh giá tính hình và cách ly, phong tỏa hẹp để vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Với huyện Quỳ Châu tỉnh yêu cầu cần tổ chức cách ly F1 tại nhà nếu đủ điều kiện theo quy định. Trong đó, cần giám sát tránh lây chéo trong khu cách ly và lây dịch ra cộng đồng.

Đối với các học sinh Tiểu học và THCS, đề nghị kiểm soát chặt chẽ, tránh tiếp xúc và cho lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Các vùng phong tỏa, người điện F1, phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

Đối với các địa bàn khác, cần phải nhận định, đánh giá tình hình, nếu có tính chất nghi ngờ, cần xem xét lấy mẫu gộp sàng lọc cộng đồng, thăm dò hộ gia đình để sớm bóc tách F0.

Về điều trị F0, đề nghị huyện tiếp tục triển khai Trạm y tế lưu động tập trung điều trị F0 không triệu chứng.

Vĩnh Long thực hiện quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại nhà

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đề nghị các địa phương rà soát các đối tượng và ban hành quyết định cách ly kịp thời, nhanh chóng, không được bỏ sót đối tượng và chậm trễ trong việc cách ly điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà.

Đồng thời phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 để định hướng xử trí, cách ly, điều trị theo 4 nhóm nguy cơ: nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, nguy cơ cao và rất cao theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Sau quá trình điều trị phải chấp hành nghiêm các quy định trong quá trình theo dõi sau điều trị.

Chủ  tịch tỉnh giao Sở Y tế và Ban Chỉ đạo các địa phương hướng dẫn kịp thời việc quản lý, chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị sẵn sàng các phương án theo dõi, phân luồng, cơ số thuốc điều trị.

Huy động các lực lượng y tế và tăng cường hướng dẫn, tập huấn đối với lực lượng y tế cơ sở. Triển khai cấp phát tờ rơi, sổ tay hướng dẫn quản lý, chăm sóc sức khỏe F0, F1 tại nhà cho hộ gia đình và cá nhân liên quan;

Tổ chức thực hiện, bố trí lực lượng giám sát và quản lý chặt chẽ, đúng quy định những người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà, bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng, chống dịch trong suốt thời gian quản lý tại nhà, không để lây nhiễm chéo trong gia đình và ra cộng đồng.

Đặc biệt, thành lập tổ phản ứng nhanh và cung cấp số điện thoại hoặc đường dây nóng để hỗ trợ kịp thời cho người mắc Covid-19 đang cách ly điều trị tại nhà trong những tình huống khẩn cấp, hỗ trợ về y tế và các tình huống khác;

Đồng thời báo cáo số liệu đường dây nóng về UBND tỉnh để nắm bắt, chỉ đạo kịp thời; tăng cường và bổ sung nhân lực, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế tại các xã, phường, thị trấn.

Đặc biệt, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, nguồn lực cho các trạm y tế lưu động để chăm sóc người mắc Covid-19 ngay tại nhà.

Vĩnh Long vượt ngưỡng 12.000 ca F0, khuyến khích cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bán mang đi

Sở Y tế Vĩnh Long thông tin: trong ngày 2/12 có 594 ca F0, nâng tổ số lên 12.024 ca, điều trị khỏi 7.274 ca, thêm 4 ca tử vong, nâng tổ số lên 97 ca.

Trước tình hình diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao, Sở Công thương Vĩnh Long vừa có văn bản gửi ban quản lý các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… trên địa bàn tỉnh hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID- 19 trong hoạt động kinh doanh.

Theo đó, đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi địa bàn dịch ở cấp độ 2 và cấp độ 3, không được mở cửa quá 21 giờ đêm; bố trí chỗ ngồi phù hợp đảm bảo giãn cách, phục vụ không quá 50% công suất, nhân viên phục vụ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, khuyến khích bán hàng mang đi...

Đối với địa bàn ở cấp độ 4 (vùng đỏ) yêu cầu chỉ được bán mang đi; thời gian hoạt động không quá 21 giờ đêm, quét mã QR để kiểm soát thông tin người ra- vào…

Sở Công Thương yêu cầu các huyện - thị - thành triển khai hướng dẫn thực hiện, đồng thời theo dõi, nắm tình hình diễn biến thị trường, hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các chợ trên địa bàn để có phương án điều tiết kịp thời. Khuyến khích cách bán hàng hóa bằng hình thức đặt hàng qua điện thoại, online,… hoặc thông qua tổ COVID-19 cộng đồng.

Dịch có nguy cơ lan rộng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Theo báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ngày 1/12, đơn vị này phát hiện 2 bệnh nhân tại Khoa Sản bệnh lý bị sốt và ho. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm nhanh và cho kết quả dương tính.

Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bệnh viện và nhân viên y tế trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Bệnh viện tiếp tục lấy mẫu test nhanh cho các trường hợp cùng buồng bệnh với 2 F0 này phát hiện 15 ca dương tính. Hết ngày 1/2, đơn vị này phát hiện tổng cộng 22 F0 (trên tổng số 681 mẫu xét nghiệm). Đến ngày 3/12, tổng cộng 25 ca dương tính được phát hiện (trên tổng số 2.081 mẫu xét nghiệm).

Đáng chú ý, những trường hợp dương tính bao gồm nhân viên y tế, trong đó có nữ bác sĩ nội trú, người nhà và bệnh nhân. Số trường hợp tiếp xúc gần (F1) được truy vết là 87 và 260 người có liên quan.

Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã chỉ đạo phong tỏa tòa nhà B,C gồm 11 tầng và khử khuẩn toàn bộ. Các hoạt động khám, chữa bệnh khác của bệnh viện vẫn diễn ra bình thường.

Các F0 được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung và cơ sở điều trị Covid-19 Hoàng Mai của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

PGS.TS.Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, toàn bộ nhân viên y tế tại tòa nhà này có xét nghiệm âm tính lần 1. Dự kiến trưa nay (4/12), Bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2 cho toàn bộ bệnh nhân, người nhà và cán bộ nhân viên y tế tại toà nhà này.

Về phía Bộ Y tế, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh nhận định, ổ dịch ở Bệnh viện có thể đã qua 2 đến 3 chu kỳ lây nhiễm, nguy cơ lan rộng trong toàn viện.

Do đó, ông Khoa nhấn mạnh đơn vị này cần đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, ít nhất 3 ngày/lần để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, nếu có khả năng thì thực hiện xét nghiệm mỗi ngày.

Phó cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện cần kiểm soát nghiêm túc việc phong tỏa tại khu vực tòa nhà BC, ai ở đâu ở yên đấy, tuyệt đối không giao lưu trong các khoa, phòng với nhau.

Đặc biệt, 15 trường hợp dương tính trong số này mắc các bệnh lý sản khoa, nguy cơ tăng nặng. Ông Khoa đề nghị lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương liên tục hội chẩn, phối hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị tốt cho bệnh nhân.

Đồng thời, theo yêu cầu của ông Khoa, Bệnh viện cần phân luồng, sàng lọc chặt chẽ người bệnh, kiểm soát việc thăm nuôi, nếu phát hiện người có triệu chứng phải xét nghiệm ngay. Trong bối cảnh dịch Covid-19 trong cộng đồng ở Hà Nội có xu hướng tăng cao, tất cả cơ sở y tế trên địa bàn càng phải cảnh giác hơn nữa.

Hà Nội kiểm soát dịch Covid-19 tại cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bệnh viện và nhân viên y tế trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Trong hơn một tuần gần đây, số F0 tại thành phố liên tục tăng. Ngày 3/12, Hà Nội phát hiện thêm 542 ca nhiễm Covid-19, trong đó, F0 tại cộng đồng là 161 người. Số lượng còn lại là F0 được phát hiện trong khu cách ly (236) và vùng phong tỏa (145).

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị thường xuyên đánh giá và tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện tiêu chí bệnh viện an toàn, phòng khám an toàn theo quy định của Bộ Y tế; giám sát, đánh giá sự tuân thủ của nhân viên y tế, bệnh nhân, người chăm sóc trong việc chấp hành các quy định phòng chống dịch của cơ sở y tế.

Các cơ sở tập trung rà soát, củng cố, siết chặt khâu sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm đối với người ra hoặc vào, điều trị nội trú, ngoại trú tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Các đơn vị bố trí sẵn sàng buồng hoặc phòng cách ly tạm thời tại các khoa lâm sàng để sử dụng, ban hành quy định nội bộ về sử dụng buồng cách ly, lối đi tách biệt từ buồng khám sàng lọc, buồng cấp cứu sàng lọc lên buồng cách ly tại các khoa lâm sàng.

Trường hợp phát hiện ca mắc Covid-19 trong cơ sở y tế, thực hiện việc điều tra, truy vết, xét nghiệm đầy đủ đối với các trường hợp liên quan. 

Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh đánh giá tính chất, mức độ nguy cơ để dáp dụng các biện pháp cách ly y tế theo quy định của Bộ Y tế.

Sở Y tế cũng nhấn mạnh, các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND Thành phố trong việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiểm tra, giám sát, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng chống dịch.

Bộ Y tế yêu cầu xử lý tình trạng tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược.

Văn bản nêu, qua công tác hậu kiểm, Cục Quản lý dược phát hiện một số cơ sở kinh doanh dược có vi phạm về việc “bán buôn thuốc thành phẩm cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc” trong đó có các  thuốc có hạn dùng còn lại ngắn, đã tạo điều kiện cho một số đối tượng có hành vi tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc để đưa ra lưu hành trên thị trường.

Cục Quản lý dược đã xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh dược có hành vi “bán buôn thuốc thành phẩm cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc” theo thẩm quyền; các đối tượng vi phạm đã bị các cơ quan chức năng xử  lý theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt trong  tình hình dịch bệnh do Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, Cục Quản lý dược đề nghị sở y tế các địa phương tăng cường triển khai phổ biến cho các cơ sở kinh doanh dược đóng  trên địa bàn các quy định pháp luật về dược. 

Cơ quan này đề nghị các doanh nghiệp dược trên địa bàn phải tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh dược.

Sở Y tế tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp bán thuốc cho  cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện  kinh doanh dược hoặc mua thuốc của cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; bán thuốc cho cơ sở  không có chức năng kinh doanh dược; kinh doanh thuốc quá hạn dùng.

Hà Nội có thể "thở phào" vì ổ dịch tại bệnh viện Bạch Mai bước đầu được kiểm soát
Chiều 8/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội công bố thông tin mà ông nói là "thở phào": Nguy cơ lây nhiễm từ các nhân viên công ty Trường Sinh đã giảm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư