-
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
TP.HCM: Trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi có dấu hiệu gia tăng -
Đề xuất Quốc hội cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Bộ Y tế ra công văn khẩn về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay.
Trong 7 ngày vừa qua (từ 5/4 - 11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc Covid-19 mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới).
Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.
Ảnh minh hoạ |
Hiện Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá dịch Covid-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus các biến thể mới trong tương lai.
Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này.
Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chồng dịch.
Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Y tế đề nghị:
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
Các tỉnh, thành phố tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ; Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế.
Các tỉnh, thành phố thúc đẩy tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đạt mục tiêu đề ra; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.
UBND các tỉnh, thành phố chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Các địa phương cũng cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.
Đồng thời, các địa phương chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị;
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị; tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc-xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới.
Các tỉnh, thành phố tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc-xin; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao sự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Phát động cuộc thi "Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ"
Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng cho viên chức, cán bộ các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng và là dịp để thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân đối với Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ - nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực ký sinh trùng ở Việt Nam, là viện trưởng đầu tiên của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương.
Đây là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, thiết thực để giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống về lĩnh vực phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng y học nói riêng và cho toàn ngành y tế dự phòng nói chung.
Cuộc thi cũng góp phần khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, học sinh, sinh viên; nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, để từ đó tiếp tục đẩy mạnh các phong trào học tập, nghiên cứu trong sinh viên và cán bộ ngành y.
Theo Ban tổ chức, cuộc thi được mở rộng cho mọi đối tượng dự thi. Bài thi viết của các cá nhân trả lời câu hỏi của Ban tổ chức; thể hiện sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp khoa học, những cống hiến to lớn của Giáo sư Đặng Văn Ngữ đối với sự nghiệp sốt rét, ký sinh trùng nói riêng, đối với y tế dự phòng nói chung và đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Hình ảnh, tư liệu minh chứng gồm: Kỷ vật, video, clip, ảnh, sách, tài liệu nghiên cứu khoa học, tác phẩm, thư, bản nhạc, bài hát, thơ…
Ban tổ chức khuyến khích cá nhân, tập thể trao tặng hiện vật, kỷ vật gửi dự thi để phục vụ trưng bày, lưu giữ, tuyên truyền giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ.
Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu tính từ ngày 12/4 và hạn cuối cùng nộp sản phẩm dự thi về Ban tổ chức là ngày 31/7/2023 (tính theo dấu bưu điện). Nơi nhận: Phòng Tổ chức cán bộ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương. Số 34 Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Ban Giám khảo cuộc thi tổ chức chấm theo tiêu chí, thang điểm quy định.
Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư Đặng Nhật Minh, con trai của cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ cho biết, 56 năm qua, ông vẫn nhớ tới bố mình và cảm nhận bố còn sống vì suốt cuộc đời của mình, cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã dành toàn bộ thời gian cho nghiên cứu khoa học. Sự hy sinh của ông là mất mát lớn với ngành y tế.
Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu, Huế. Năm 1942, ông là trưởng phòng thí nghiệm Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng.
Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, Giáo sư Đặng Văn Ngữ là người đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin - loại kháng sinh đóng vai trò to lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn.
Năm 1955, Giáo sư Đặng Văn Ngữ sáng lập ra Viện Sốt rét- Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét trên những cánh rừng Trường Sơn.
Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ hy sinh ngày 1/4/1967 trong một trận B52 rải thảm ở Trường Sơn trong khi đang nghiên cứu về vắc-xin chống sốt rét.
Hà Nội: Chủ động, tích cực công tác phòng, chống sốt xuất huyết
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn số 1469/SYT-NVY về việc chủ động, tích cực phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Bộ Y tế về việc việc chủ động tích cực phòng, chống sốt xuất huyết. Sở Y tế đề nghị CDC Hà Nội đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch sốt xuất huyết Dengue.
Chủ động tham mưu kịp thời cho Sở Y tế, đề xuất các giải pháp khắc phục các khó khăn, tồn tại để chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue khoa học, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn thành phố: Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, điều tra, xử lý các ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết Dengue theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Triển khai tập huấn các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết Dengue của mạng lưới cộng tác viên, đội xung kích, tổ giám sát...
Phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch, truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết Dengue.
Khẩn trương rà soát, bổ sung vật tư, trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch theo đề cương hoạt động đã được phê duyệt.
Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn về phòng, chống sốt xuất huyết Dengue để tập huấn, hướng dẫn cho mạng lưới chủ động, tích cực phòng, chống sốt xuất huyết Dengue từ tuyến thành phố tới tuyến xã, phường, thôn, tổ dân phố.
Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với Phòng Y tế tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các nội dung tại Công văn số 1453/BYT-DP; Công văn số 986/UBND-KGVX và văn bản liên quan.
Căn cứ tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn, tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã chủ động triển khai các hoạt động phòng bệnh và xử lý dịch như tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi truyền sốt xuất huyết Dengue.
Huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy đảm bảo tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát.
Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.
Tăng cường công tác giám sát dịch tễ, đặc biệt công tác giám sát phát hiện các ca bệnh, ổ dịch; giám sát véc tơ, trong đó bao gồm những khu vực ổ dịch cũ, khu vực nguy cơ cao.
Hướng dẫn, tập huấn cho các đội xung kích diệt bọ gậy, các tổ chức tham gia chiến dịch diệt lăng băng, bọ gậy các kiến thức, kỹ năng về giám sát, phát hiện và xử lý các ổ bọ gậy, dụng cụ nguy cơ theo đúng hướng dẫn.
Tăng cường công tác điều tra, xử lý khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch; điều tra chính xác, xử lý triệt để, không để dịch lan rộng, kéo dài.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ, đặc biệt chú trọng kiểm tra giám sát công tác giám sát dịch tễ và điều tra, xử lý khu vực xuất hiện ca bệnh ổ dịch; công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất phòng dịch.
Sở Y tế cũng đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố tuyệt đối tuân thủ và thực hiện tốt hướng dẫn chẩn đoán, phân độ, phân tuyến, thu dung, điều trị, chuyển tuyến đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế, Sở Y tế.
Rà soát, có kế hoạch bổ sung, đảm bảo đủ giường bệnh, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch và thu dung điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Denuge, trong đó lưu ý việc đảm bảo có dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thực hiện tốt công tác phòng, chống lây nhiễm sốt xuất huyết Dengue trọng khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi truyền sốt xuất huyết Dengue, hướng dẫn, giám sát việc phòng muỗi đốt đối với bệnh nhân và người nhà...
Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế, cơ quan chuyên môn tuyến trên và tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ y tế tham gia chẩn đoán, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue.
-
Hà Nội: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 9,8% -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” -
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV -
Tăng cao bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp trên -
Quyền lợi cho người bệnh được bảo đảm khi mua thuốc bên ngoài -
Dễ nhầm lẫn cúm mùa với bệnh lý viêm cơ tim ở trẻ -
Phát hiện phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” bệnh nhân
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo