-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Trong số bệnh nhân đang theo dõi, điều trị có 106 trường hợp thở ô xy, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 90 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 6 ca; thở máy không xâm lấn: 3 ca; thở máy xâm lấn: 7 ca...
Trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại và có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).
Ảnh minh hoạ |
Biến thể BA.4 và BA.5 đã xâm nhập trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, cùng với đó năm học mới đang đến gần, các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của Covid-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch Covid-19.
Tiềm ẩn nguy cơ thiếu thuốc chống đông máu trong phẫu thuật tim
Theo Cục Quản lý Dược, vừa qua, có một số phản ánh về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ứng thuốc chứa hoạt chất Protamin sulfat (thuốc cầm máu và chống đông tiêu sợi huyết) tại một số cơ sở khám, chữa bệnh.
Protamin sulfat có tác dụng trung hòa khả năng chống đông máu của heparin. Thông thường, trong mổ tim, bác sĩ phải dùng thuốc heparin để chống đông máu, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Khi kết thúc mổ, Protamin sulfat được dùng để trung hòa heparin, đưa cơ thể trở về bình thường. Nếu không có 2 loại thuốc này song hành nhau, bác sĩ sẽ không thể tiến hành ca mổ tim.
Thời gian gần đây, Cục Quản lý dược đã cấp phép cho một số cơ sở để nhập khẩu thuốc tiêm chứa hoạt chất Protamin sulfat (chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành) để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định. Cụ thể là dung dịch tiêm Prosulf (hoạt chất Protamin sulfat 10mg/ml; nhà sản xuất: CP Pharmaceuticals Ltd. - Anh; cơ sở nhập khẩu: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Thái An; Công ty TNHH Dược phẩm Việt - Pháp). Ngoài ra, còn có dung dịch tiêm Pamintu 10mg/ml (hoạt chất: Protamin sulfat 10mg/ml; nhà sản xuất: Onko Ilac Sanayi ve Ticaret A.S - Thổ Nhĩ Kỳ; cơ sở nhập khẩu: Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha).
Theo thông tin từ các cơ sở nhập khẩu, số lượng thuốc Protamin sulfat đã được cấp phép nhập khẩu theo đúng số lượng dự trù từ các cơ sở khám, chữa bệnh có nhu cầu. Tuy nhiên, số lượng thuốc Protamin sulfat nhập khẩu vào Việt Nam sắp tới vẫn có thể thiếu do nhu cầu tăng hơn so với số lượng dự trù hiện tại.
Lý do chính của việc này là do Protamin sulfat là thuốc chuyên khoa, chỉ sử dụng trong quy trình phẫu thuật tim - lồng ngực với nhu cầu không nhiều. Vì vậy, nhà sản xuất thường chỉ sản xuất sau khi có đơn đặt hàng từ các cơ sở khác. Trong khi đó, các cơ sở nhập khẩu của Việt Nam sau khi nhận được dự trù từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu mới đặt hàng với nhà cung cấp thuốc nước ngoài.
Do đó, trường hợp không chủ động, kịp thời đặt hàng từ các cơ sở khám chữa bệnh với các cơ sở nhập khẩu thuốc và từ cơ sở nhập khẩu thuốc với các nhà cung cấp thuốc nước ngoài thì có thể dẫn đến việc có khoảng thời gian thiếu thuốc tạm thời khi cơ sở nhập khẩu của Việt Nam đặt hàng nhưng các nhà cung cấp thuốc nước ngoài không còn đủ hàng dự trữ để cung ứng theo yêu cầu cho thị trường Việt Nam.
Cục Quản lý dược đề nghị, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; các cơ sở nhập khẩu thuốc nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Cục Quản lý dược liên quan đến việc cung ứng thuốc Protamin sulfat đã được ban hành trong thời gian qua. Cùng với đó, rà soát lại kế hoạch dự trù, đặt hàng, mua sắm, dự trữ thuốc tiêm chứa hoạt chất Protamin sulfat để tránh gián đoạn việc cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện.
Đối với các cơ sở nhập khẩu thuốc Protamin sulfat khẩn trương tổng hợp toàn bộ các dự trù của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lập kế hoạch và ký hợp đồng sớm với cơ sở sản xuất, cơ sở cung ứng thuốc nước ngoài nhằm đảm bảo các cơ sở này có thể chủ động trong việc sản xuất, cung ứng thuốc kịp thời cho thị trường Việt Nam, tránh thiếu thuốc do ký hợp đồng muộn.
Phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhu cầu để lập hồ sơ, đơn hàng nhập khẩu thuốc Protamin sulfat theo đúng quy định và nộp hồ sơ về Cục Quản lý Dược ngay sau khi chuẩn bị xong hồ sơ và sớm nhập khẩu thuốc tiêm chứa hoạt chất Protamin sulfat về Việt Nam khi Cục Quản lý Dược cho phép.
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhóm trẻ từ 5- dưới 12 tuổi thấp dưới 57%
Bộ Y tế đã thông tin cập nhật về tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 nước ta, tổng số vắc-xin đã tiêm ở nước ta là 251.456.299 mũi.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, tổng số mũi tiêm trên cả nước là: 13.536.576, trong đó mũi 1: 8.545.864 trẻ (đạt tỷ lệ 76,4%).
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp dưới 57% là: Hà Tĩnh (48,4%); Đà Nẵng (42%); Quảng Nam (44%); Bình Thuận (56,8%); TP Hồ Chí Minh (51,4%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao là: Bắc Giang (95%); Vĩnh Long (95,2%), Cà Mau 94,5%).
Mũi 2: 4.990.172 trẻ (đạt tỷ lệ 44,6%); tăng 0,1% so với ngày trước đó; 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 28% là: Vĩnh Phúc (26,7%); Đà Nẵng (18,4%); Quảng Nam (14,6%); Khánh Hòa (22,4%); Bình Dương (27,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao là: Ninh Thuận (75,2%); Sóc Trăng (86,6%); Bạc Liêu (79%).
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm mũi 3: Tổng số có 48.988.099 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 74,6%).
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: là Quảng Nam (54,4%); Bình Định (56,1%); Khánh Hòa (54,8%); Đồng Nai (46,8%); Cần Thơ (53,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao là: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%); Bến Tre (95,4%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 11.838.586 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 62,5).
4 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp là: Nghệ An (41,3%); Quảng Trị (43,4%); Đà Nẵng (38,8%); Lâm Đồng (42,7%).
4 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Hưng Yên (96,5%); Điện Biên (99,3%); Bình Thuận (95,5%); Vĩnh Long (96,5%).
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3 : 3.805.946 trẻ (44,0%) tăng 0,4%.
8 tỉnh, thành phố tiêm mũi 3 cho trẻ trong độ tuổi này thấp: Đà Nẵng (16,8%); Phú Yên (11,7%); Thái Bình (22,3%); Phú Yên (11,7%); Bình Thuận (22,6%); Bà Rịa- Vũng Tàu (13,6%); Đồng Nai (20,5%); Bình Dương (22,7%)
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (82,9%); Sóc Trăng (79,8%); Trà Vinh (76,8%).
Hà Nội: Tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19 mũi bổ sung tại các khu công nghiệp
Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19 mũi bổ sung cho người dân, trong đó ưu tiên lực lượng lao động sản xuất ở các khu công nghiệp.
Khu Công nghiệp Thăng Long hiện có 60.000 lao động, đa số là người ngoại tỉnh. Nếu không tổ chức tiêm phòng đúng thời hạn đối với các mũi nhắc lại hoặc mũi bổ sung sẽ dễ dẫn tới nguy cơ tái nhiễm Covid-19, từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dây chuyền sản xuất kinh doanh của DN.
Đợt tiêm này, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh tổ chức 30 lượt dây tiêm tại 19 DN với hơn 3.600 mũi vắc-xin. Thực tế cho thấy, người lao động đều hiểu về việc tiêm vắc-xin Covid-19 rất cần thiết cho bản thân và cộng đồng.
Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư đa số là lao động tự do nên các địa điểm tiêm trên địa bàn huyện Đông Anh được bố trí linh hoạt để có thể đón tiếp được tất cả người dân từ học sinh đến người lớn tuổi.
Theo Phòng Y tế huyện Đông Anh, ngay khi Hà Nội ban hành Công điện số 03/CĐ-UBND về việc tăng cường triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vắc-xin phòng chống Covid-19, không để dịch bệnh bùng phát trở lại, huyện Đông Anh đã khẩn trương triển khai chiến dịch đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng.
UBND các xã, thị trấn thực hiện rà soát, đi ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, quan tâm đặc biệt đến lực lượng công nhân, người lao động. Qua đó, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng 69% mũi 4, mũi 2 nhắc lại cho các đối tượng trong thời gian tới đây.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025