-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Sau 2 năm triển khai Đề án thí điểm cho thấy chương trình an toàn, khả thi và rất hiệu quả. Bệnh nhân và người nhà đều hài lòng và yên tâm điều trị lâu dài. Do đó, thời gian tới sẽ mở rộng việc cấp phát thuốc methadone nhiều ngày ra toàn quốc.
Sau 14 năm triển khai điều trị Methadone, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone hiện đang điều trị cho hơn 51.000 bệnh nhân. Điều trị Methadone hiện nay vẫn là giải pháp can thiệp hiệu quả cho nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Do đây là biện pháp điều trị lâu dài, hằng ngày người bệnh phải đến uống thuốc tại cơ sở y tế nên việc triển khai điều trị Methadone cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế nhất là với bệnh nhân, dẫn đến việc tuân thủ điều trị còn hạn chế và tỷ lệ bỏ cuộc còn cao.
Ảnh minh hoạ. |
Cấp thuốc Methadone nhiều ngày đặc biệt phù hợp đối với những bệnh nhân sống cách xa cơ sở điều trị, bệnh nhân miền núi, vùng sâu, vùng xa; giúp người bệnh chủ động trong công việc, tuân thủ điều trị tốt hơn vì không phải bố trí thời gian đến uống thuốc trong giờ hành chính; có thời gian chăm lo cho gia đình nhiều hơn, góp phần giúp gia đình thêm thuận hòa, kinh tế ổn định và gia đình hỗ trợ kiểm soát bệnh nhân uống thuốc hằng ngày.
Việc cấp thuốc mang về cũng là phần thưởng cho bệnh nhân, khích lệ động viên bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn, đồng thời khích lệ các bệnh nhân khác cố gắng tuân thủ điều trị để được mang thuốc về...
Bên cạnh đó, cán bộ y tế cũng chủ động đặt lịch hẹn bệnh nhân đến nhận thuốc và khám theo đúng thời gian quy định.
Để tiến hành mở rộng việc cấp phát thuốc methadone nhiều ngày ra toàn quốc, PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Cục Phòng, chống HIV/AIDS làm đầu mối rà soát tính pháp lý và phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, bao gồm cả tính toán chi phí việc cấp thuốc nhiều ngày, để mở rộng việc cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày ra toàn quốc.
6 tỉnh, thành phố Điện Biên, Lai Châu, Hải Phòng, Bắc Giang, Lào Cai và Nghệ An tiếp tục duy trì và mở rộng việc triển khai cấp phát thuốc nhiều ngày ra tất cả các cơ sở điều trị trên địa bàn trong giai đoạn 2023-2034 theo đúng hướng dẫn.
Dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị để hạn chế tử vong do bệnh tim mạch
Hội Tim mạch học Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Novartis vừa tổ chức hội thảo “Quản lý Bệnh tim do xơ vữa động mạch và rối loạn lipid máu tại Việt Nam”
Tại Việt Nam, xu hướng tử vong do bệnh tim mạch đang ngày càng tăng, trong đó tử vong do bệnh mạch máu não chiếm tỷ lệ lớn nhất, với tỷ suất tử vong tăng từ 127,3/100.000 dân (năm 2000) lên 164,9/100.000 dân hiện nay.
Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch bao gồm hút thuốc, thừa cân béo phí, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch bao gồm: Hút thuốc, thừa cân béo phí, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường… Mặc dù một số chính sách và biện pháp đã được ban hành, song thực tiễn vẫn còn nhiều thách thức về quản lý bệnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
Theo GS.TS Huỳnh Văn Minh- Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam, phòng ngừa và điều trị tim mạch là một quá trình can thiệp toàn diện từ giáo dục người dân và bệnh nhân nâng cao kiến thức về bệnh cũng như cách phòng tránh. Điều này giúp bệnh nhân phát hiện, chẩn đoán sớm và thiết lập mục tiêu điều trị cá thể hóa theo từng bệnh nhân với các mức độ nguy cơ khác nhau và có can thiệp điều trị đúng và đủ theo các hướng dẫn điều trị.
Đặc biệt, điều trị rối loạn lipid máu góp phần quan trọng vào điều trị nguyên nhân của nhiều bệnh tim mạch, do vậy việc chú trọng công tác quản lý bệnh rối loạn lipid máu sẽ giúp đảm báo quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tim mạch luôn an toàn và hiệu quả.
Gánh nặng bệnh tim do xơ vữa động mạch ngày càng tăng không chỉ trên dân số người cao tuổi mà còn trên độ tuổi lao động khiến dân số lao động và lực lượng lao động tiềm năng giảm năng suất. Điều này sẽ khiến gánh nặng chi phí chăm sóc y tế cho người cao tuổi ngày càng tăng, năng suất nền kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng nếu không có các chiến lược và giải pháp cấp bách để giải quyết những thách thức và nhu cầu chưa được đáp ứng của bệnh nhân tại Việt Nam.
Chia sẻ về vai trò của rối loạn lipid máu trong công tác quản lý bệnh tim mạch nói chung và bệnh tim do xơ vữa động mạch nói riêng, Giáo sư Trần Hữu Dàng - Chủ tịch Hội Nội tiết-Đái tháo đường Việt Nam, cho biết tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường hiện nay ở Việt Nam là 7,3%. Nguyên nhân tử vong chủ yếu của đái tháo đường là tổn thương tim mạch. Hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường tử vong vì biến cố tim mạch. Hơn 90% bệnh nhân đái tháo đường có rối loại lipid máu.
Rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm nên việc phát hiện sớm, quản lý, tư vấn và điều trị bệnh rối loạn lipid máu rất quan trọng, nhằm nâng cao sức khỏe phòng, chống bệnh tim mạch nói chung và xơ vữa động mạch nói riêng.
Các chuyên gia đều thống nhất mục tiêu tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là kiểm soát rối loạn lipid máu cần được xem là một phần của Kế hoạch hành động Quốc gia, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiệu sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do bệnh tim mạch.
Cả nước đã tiêm được trên 265 triệu liều vắc-xin Covid-19
Theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 15/12, tổng số mũi vắc-xin Covid-19 đã tiêm trên cả nước là 265.114.272;
Nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm mũi 3 đạt tổng số có 51.649.895 mũi tiêm (80%);
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,8%); Bình Định (60,4%); Phú Yên (62,2%); Đồng Nai (53,8%); Đồng Tháp (60%).
6 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (96,8%); Bắc Giang (98,1%); Quảng Ninh (96,8%) Nghệ An (100%); Lào Cai (97,1%); Sóc Trăng (100,4%).
Tiêm mũi 4 đạt tổng số có 17.237.063 mũi tiêm (86,8%).
Nhóm từ 12-17 tuổi, số vắc-xin Covid-19 đã tiêm mũi 3 có 5.776.994 đạt tỷ lệ 68,4%.
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,4%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (42,9%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5 - dưới 12tuổi, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.105.601 mũi tiêm, trong đó mũi 1: 10.193.712 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 92,4%)
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77%); Quảng Trị (78,8%); Thừa Thiên Huế (83%); Đà Nẵng (68,2%); TP.HCM (64,2%).
Mũi 2: 7.911.889 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 71,7%)
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (52%); Đà Nẵng (35,5%); Quảng Nam (44,5%); TP.HCM (39,3%); Đồng Nai (53,1%).
Thu hồi toàn quốc lô thuốc điều trị bệnh tuyến giáp không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu thu hồi trên toàn quốc thuốc viên nén Levosum (Levothyroxin natri 0,1mg), số giấy đăng ký lưu hành VN-22010-19, Số lô: E27621012, ngày sản xuất 8/7/2021, hạn dùng 7/7/2024.
Thuốc do Công ty Samnam Pharmaceutical Co., Ltd. (Hàn Quốc) sản xuất, Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây nhập khẩu.
Thuốc viên nén Levosum được sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc chứng nhược giáp; Dự phòng và hạn chế nguy cơ tái phát bướu giáp lành; Giúp hỗ trợ cân bằng lại hormone tuyến giáp; Hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân mắc chứng cường giáp; Sử dụng cho bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật bướu ác tính.
Thuốc trên bị thu hồi do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều hàm lượng, định lượng, vi phạm mức độ 2.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây phối hợp với nhà cung cấp và phân phối thuốc trong thời hạn 2 ngày phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng lô viên nén Levosum và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trước ngày 30/12/2022, hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng nhập khẩu, ngày nhập khẩu, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/05/2018 của Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành phố, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên; công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên trang thông tin điện tử của Sở; kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.
Sở Y tế Hà Nội, Cục Quản lý Dược đề nghị kiểm tra và giám sát Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam