-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Xu hướng tăng số ca mắc
Theo thống kê của Bộ Y tế, số người mắc Covid-19 tuần trước giảm còn 500-700 ca/ngày thì gần đây đã tăng trên dưới 1.000 ca/ngày. Cùng với đó, số ca nặng phải thở máy, điều trị tích cực cũng tăng.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy hiện số ca Covid-19 khám, điều trị tăng. |
Bác sĩ Trần Văn Giang, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết Bệnh viện này đang phải điều trị cho 60 bệnh nhân Covid-19 với các triệu chứng nặng, trong khi 1 tháng trước chỉ có 20-30 người nhập viện.
Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Đơn nguyên chống dịch, 2 tuần trở lại đây, bệnh viện ghi nhận số bệnh nhân mắc Covid-19 đến khám ngày càng tăng.
Có ngày, khoảng 20 bệnh nhân đến khám Covid-19, trong khi những tuần trước trung bình chỉ 4-5 ca/tuần.
Khuyến cáo người dân tiêm vắc-xin trong bối cảnh dịch tăng trở lại, ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay thời gian qua, khi dịch Covid-19 lắng xuống, tốc độ tiêm chủng vắc-xin ở nhiều địa phương chậm lại.
Điều tra sơ bộ cho thấy một số người không muốn tiêm mũi bổ sung, nhắc lại vì thấy dịch Covid-19 đã qua.
Một số người cho rằng, đã tiêm đủ 2 mũi cơ bản, đã mắc Covid-19 là đủ miễn dịch nên không cần phải tiêm nữa. Cũng có người e ngại tiêm sẽ bị các phản ứng phụ, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Một số người băn khoăn rằng, họ mắc Covid-19 thì phản ứng rất nhẹ nhưng khi tiêm vắc-xin thì lại sốt, đau người, đau chỗ tiêm. Tuy nhiên, cần hiểu rằng vì trước đó, do đã tiêm vắc-xin nên khi nhiễm virus, bệnh không trở nặng.
“Hơn nữa, việc gặp một số phản ứng phụ sau tiêm chỉ mất 1-2 ngày nhưng tiêm vắc-xin sẽ được bảo vệ lâu dài hoặc khi có biến thể mới, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì cũng yên tâm hơn", ông Lân khuyến cáo.
Ca Covid-19 nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5 đã xuất hiện tại 3 địa phương
Bộ Y tế thông tin hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ.
Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.
Qua báo cáo của hệ thống giám sát, biến thể phụ BA.2 vẫn là biến thể chủ đạo trong cộng đồng.
Nhiều chuyên gia y tế nhấn mạnh sau khi mắc Covid-19 và tiêm đủ liều vắc-xin cơ bản, miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian nên việc tiêm mũi 3, mũi 4 sẽ giúp củng cố miễn dịch.
Theo ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, nghiên cứu trên 32.000 ca Covid-19 tử vong tại nước ta cho thấy gần 53% trường hợp chưa tiêm bất cứ mũi vắc-xin nào.
Ông Dương nhấn mạnh nhiều nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định hiệu quả bảo vệ của vắc-xin trước đại dịch Covid-19.
Các nghiên cứu cho thấy sau 3 tháng tiêm đủ 2 mũi, hiệu quả bảo vệ của vắc-xin sẽ giảm dần. Sau 3 tháng, hiệu quả bảo vệ chỉ còn 51%; sau 4-5 tháng, hiệu quả tiếp tục giảm, thậm chí chỉ còn 10%-20%.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần 100% người dân ở độ tuổi từ 18 trở lên đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin cơ bản; khoảng 70% trong số này đã được tiêm mũi 3 (mũi bổ sung).
Ngoài ra, gần 99% người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm 2 mũi vắc-xin cơ bản và đang tiêm mũi 3. Nhiều trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng được tiêm mũi cơ bản.
Bộ Y tế đánh giá Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỉ lệ tiêm vắc-xin cao nhất thế giới.
Theo đó, tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên tổng dân số đạt xấp xỉ 80%, vượt 30% so với mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)… Tuy nhiên, thời gian qua, do dịch đã được kiểm soát nên nhiều người ngần ngại, không muốn tiêm các mũi 3 và 4.
Lo ngại sốt xuất huyết tăng ca mắc và tử vong
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 12/7, cả nước đã có 103.000 ca sốt xuất huyết với 37 ca tử vong. Số mắc mới tăng khoảng 11.000 ca so với thống kê 1 tuần trước đó.
TP.HCM đang đứng đầu số ca mắc sốt xuất huyết và đang tiếp tục báo động khi số ca mắc, ca bệnh nặng và tử vong chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Từ đầu năm đến nay, Thành phố ghi nhận hơn 26.000 người tới khám sốt xuất huyết, tăng gần 230% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hơn một nửa phải nhập viện điều trị.
Số ca chuyển nặng và tử vong cũng tăng cao so với cùng kỳ và trung bình 5 năm trước. Hiện, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố đang điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân.
Nhiều bệnh viện tuyến cuối đã quá tải, phải kê thêm giường ở hành lang vì bệnh nhân nặng dồn dập nhập viện.
Thành phố đã xây dựng phương án ứng phó cho tình huống xấu nhất khi số ca sốt xuất huyết lên tới 6.000, nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong.
Tại nhiều tỉnh, thành phía Nam như Bình Dương, An Giang… cũng ghi nhận hàng nghìn ca mắc.
Theo Viện Pasteur TP.HCM, dịch bệnh sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam và TP. HCM năm nay thuộc type huyết thanh D1 như năm ngoái.
Tuy nhiên, gần đây bắt đầu có sự gia tăng chủng D2. Theo quy luật, khi có xuất hiện trở lại của một type huyết thanh, số ca mắc mới sẽ có tăng cao, tương ứng số ca nặng, số tử vong tăng.
Tại Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay ghi nhận gần 260 ca mắc sốt xuất huyết nhưng không có trường hợp tử vong.
Tại các bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Bệnh nhiệt đới Trung ương, Thanh Nhàn... đã tiếp nhận các ca sốt xuất huyết diễn biến trong tình trạng nặng...
Đặc biệt, là các ca có tiền sử dịch tễ đi từ các tỉnh phía Nam về, mắc sốt xuất huyết có biểu hiện cô đặc máu kèm theo các hiện tượng tràn dịch màng bụng, suy thận, men gan tăng cao, xuất huyết não…
Bộ Y tế dự báo số ca Covid-19 và ca mắc sốt xuất huyết thời gian tới có thể tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, qua kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết của Bộ Y tế thời gian qua, còn tồn tại một số vấn đề như: Còn nhiều ổ lăng quăng (bọ gậy) ở các hộ gia đình không được xử lý; chỉ số mật độ muỗi và bọ gậy vượt ngưỡng; công tác truyền thông chưa được đẩy mạnh; thiếu hóa chất, trang thiết bị, dịch truyền cao phân tử phục vụ công tác phòng, chống sốt xuất huyết.
Bộ Y tế khuyến cáo, cúm A là bệnh rất dễ lây lan, ai cũng có thể mắc, nhất là nơi tập trung đông người, vì vậy người dân nên tiêm vắc-xin để phòng bệnh. Còn sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh, nên mỗi gia đình phải tự phòng tránh bằng cách phun hóa chất diệt muỗi, diệt loăng quăng, đi ngủ mắc màn… để phòng tránh muỗi đốt lây bệnh.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025