Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 19/6: Đề phòng các bệnh hô hấp cho trẻ khi nắng nóng
D.Ngân - 19/06/2022 12:58
 
Thời tiết nắng nóng khiến cho trẻ nhập viện vì các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa tăng cao.

Theo Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, khoa Nhi và đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, hơn một tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị tại khoa tăng đột biến khoảng 150 đến 200 % so với hai tháng trước. Phần lớn trẻ nhập viện đều mắc các bệnh lý đường hô hấp như sốt cao, ho khò khè, khó thở, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, tiêu chảy tay chân miệng, sốt xuất huyết, co giật.

Cha mẹ cần đề phòng các bệnh hô hấp cho trẻ khi thời tiết nắng nóng. Ảnh: internet

Nhiều bé mới 2, 3 tháng tuổi đã bị ho, viêm phổi nặng, phải thở oxy. Nguyên nhân chính gây bệnh là do virus hợp bào hô hấp, đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên các bác sĩ chủ yếu giảm các biến chứng cho bệnh nhi.

Hiện trẻ quay trở lại trường học, thay đổi môi trường, thói quen nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Nếu trẻ ở phòng lạnh, điều hòa quá lâu, không khí khô sẽ khiến niêm mạc mũi dễ tổn thương, virus dễ xâm nhập.

Để phòng bệnh hiệu quả, cha mẹ cần lên kế hoạch lập chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, tạo sức đề kháng không ăn hoặc uống đồ lạnh. Nếu trẻ chơi ngoài trời nóng, người thân không nên cho bé uống nước lạnh hoặc tắm ngay có thể khiến cho cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, tiềm ẩn nguy cơ cảm lạnh.

Khi trẻ mắc bệnh, gia đình cần chăm sóc bằng cách dùng thuốc hạ sốt theo cân nặng, chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát, uống nước hoa quả, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Nếu bệnh trở nặng, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện để chạy chữa kịp thời.

Biến thể phụ BA.5 có nguy cơ xâm nhập vào nước ta

Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) bước đầu nhận định biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều nước châu Âu và gia tăng tại một số nước trong những tuần gần đây, trong đó tại Bồ Đào Nha biến thể phụ BA.5 đã chiếm ưu thế trong số các ca mắc; 

ECDC cảnh báo 2 dòng biến thể phụ này có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc Covid-19 trong thời gian tới, các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc-xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm (ILI/ARI, SARI), nhất là những chỉ số nhập viện, nặng, tử vong, đặc biệt là đối với người từ 65 tuổi trở lên. 

Tại Việt Nam, số mắc Covid-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số mắc mới mỗi ngày hiện còn khoảng 600 - 700 ca mỗi ngày (thấp nhất gần 12 tháng qua), nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố. 

Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. 

Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc Covid-19 trong thời gian tới, do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc-xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Tiêm mũi 3 vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi ít nhất sau 5 tháng kể từ ngày tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản

Theo văn bản của Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ. 

Tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ, với đối tượng tiêm là trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản 

Vắc-xin sử dụng để tiêm là vắc-xin của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

Liều lượng, liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên

Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản

Bộ Y tế lưu ý, người đã mắc Covid-19 thì trì hoãn 3 tháng sau khi mắc Covid-19 và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng 

Tại văn bản này Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

TP.HCM mở đợt cao điểm tiêm vắc-xin nhắc lại phòng Covid-19 trong tháng 6
Chiến dịch này sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 6/2022 nhằm tiếp tục duy trì trạng thái miễn dịch cộng đồng với virus SARS-CoV-2, tiếp tục...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư