-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Vietnam Medi - Pharm 2023 quy tụ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự
Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 30 (Vietnam Medi - Pharm 2023) do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (VIMEDIMEX VN), Công ty cổ phần Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VIETFAIR) phối hợp tổ chức.
Triển lãm có quy mô 9.000m2, quy tụ hơn 500 gian hàng của 350 đơn vị tham dự, là các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức, doanh nghiệp và sản phẩm đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó có nhiều triển lãm chuyên đề như: Bệnh viện Quốc tế Việt Nam, Nha khoa quốc tế; Du lịch y tế; Đổi mới công nghệ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam; Thiết bị Y tế Trung Quốc…
Ông Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế cho biết, mỗi năm Triển lãm Vietnam Medi - Pharm luôn có những điểm mới, đặc biệt hơn về những tiến bộ, thành tựu, sản phẩm mới trong lĩnh vực dược phẩm, trang thiết bị y tế, y tế dự phòng, bệnh viện, phòng khám, khám chữa bệnh, môi trường y tế, y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp...
Ảnh minh hoạ. Trong ảnh: Các gian hàng tại triển lãm Vietnam Medi - Pharm 2022 |
Đặc biệt tại Triển lãm lần thứ 30, số lượng các đơn vị tham dự tăng rất cao (tăng gần 3 lần so với năm 2022) và cũng là năm có số lượng gian hàng cao nhất từ trước tới nay.
“Tôi tin tưởng Triển lãm Vietnam Medi - Pharm 2023 lần thứ 30 sẽ tiếp tục trở thành cầu nối hiệu quả cho các đơn vị tham gia, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối tìm kiếm đối tác, hợp tác đầu tư, phân phối sản phẩm, công nghệ nhằm nâng cao xúc tiến thương mại phát triển thị trường y dược tại Việt Nam, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân”, ông Hà Anh Đức bày tỏ.
Trong khuôn khổ Triển lãm, các Cục, Vụ chức năng Bộ Y tế sẽ chủ trì tổ chức hội thảo “Những chính sách mới trong lĩnh vực quản lý trang thiết bị y tế”, Hội thảo “Bước tiến mới trong y học tái sinh - Liệu pháp tế bào gốc kết hợp Exosome trong điều trị bệnh lý miễn dịch, tiểu đường, tim mạch và thần kinh”;
Hội thảo “Các bệnh lý về đường tiêu hóa - chẩn đoán và phòng ngừa”; Hội thảo Đổi mới Y tế Đài Loan, Trung Quốc…
Bên cạnh đó là các hoạt động giao thương, giới thiệu sản phẩm, tư vấn sức khỏe - dinh dưỡng; tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh; trải nghiệm các thiết bị y tế, thiết bị chăm sóc sức khỏe, giám sát sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp...
Hà Nội: Phân bổ thêm vắc xin covid-19 về các quận, huyện, thị xã
Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1419/QĐ-SYT về việc tiếp tục phân bổ thêm 17.850 liều vắc xin AstraZeneca sử dụng để tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.
17.850 liều vắc xin AstraZeneca được phân bổ cho 30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, Huyện Sóc Sơn được phân bổ số lượng vắc xin nhiều nhất là 1.420 liều.
Các quận, huyện, thị xã còn lại được phân bổ từ 160 - 1.200 liều như: Quận Nam Từ Liêm được phân bổ 1.310 liều, quận Bắc Từ Liêm 1.220 liều, quận Đống Đa 1.060 liều, quận Hà Đông 950 liều, quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Oai mỗi đơn vị được 940 liều, quận Hoàng Mai 810 liều, huyện Ba Vì 830 liều… Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội được phân bổ 1.000 liều.
CDC thành phố tiếp nhận vắc xin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và phân bổ cho trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; Đồng thời, theo dõi sát nhu cầu sử dụng vắc xin của các đơn vị.
Căn cứ quyết định phân bổ, tiến độ phân bổ vắc xin của Bộ Y tế và nhu cầu sử dụng thực tế để tham mưu kế hoạch sử dụng vắc xin, phân bổ và điều chuyển vắc xin đúng quy định.
Các đơn vị thực hiện tiếp nhận vắc xin tiếp tục thực hiện tiêm liều cơ bản, bổ sung và các liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên; Bảo đảm tiêm đúng đối tượng, đúng chỉ định theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Sử dụng vắc xin hiệu quả, tránh lãng phí; sử dụng hết vắc xin trước hạn sử dụng, không để tình trạng hủy vắc xin.
CDC Hà Nội khuyến cáo người dân nếu chưa tiêm đủ các mũi vắc xin phòng covid-19 cơ bản (gồm mũi 1, mũi 2) thì cần tiêm đủ.
Đối với những người đã tiêm đủ mũi cơ bản nhưng chưa được tiêm mũi bổ sung (gồm mũi 3, mũi 4) thì đến các trạm y tế xã, phường, thị trấn để triển khai tiêm.
Hiện người dân muốn tiêm vắc xin covid-19 không cần phải đăng ký như trước. Người dân chủ động theo dõi lịch tiêm trạm y tế thông báo, đến các trạm y tế tại các xã, phường để được tiêm chủng.
TP. HCM: Kích hoạt “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”
Trước tình hình dịch bệnh covid-19 có thể bùng phát trở lại do miễn dịch cộng đồng đối với covid-19 bắt đầu có xu hướng giảm dần trên địa bàn TP.HCM (từ 98,7% vào tháng 9-2022 nay giảm xuống còn 94.17%) và sự xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron.
UBND TP.HCM đã chỉ đạo Ngành Y tế TP và UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức cần triển khai ngay các giải pháp nhằm bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, cụ thể:
Cập nhật danh sách và quản lý người thuộc nhóm nguy cơ: UBND xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, bao gồm: người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ vắc xin phòng covid-19 ở người trên 18 tuổi.
Chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp tổ chức rà soát, cập nhật danh sách, chuẩn hóa dữ liệu người thuộc nhóm nguy cơ, đảm bảo các dữ liệu chính xác và được cập nhật kịp thời.
Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng covid-19: Rà soát lập danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc xin phòng covid-19 hoặc tiêm chưa đủ liều; vận động, thuyết phục người dân đến các điểm tiêm trên địa bàn.
Tổ chức tiêm vắc xin phòng covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được.
Tổ chức tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin phòng covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ mũi cơ bản; đặc biệt tại các địa phương có tỷ lệ người thuộc nhóm nguy cơ tiêm mũi nhắc lại lần 2 dưới 80%.
Rà soát, tổ chức tiêm tiêm vắc xin phòng covid-19 đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình với người thuộc nhóm nguy cơ.
Tổ chức chăm sóc và điều trị người mắc covid-19: Hỗ trợ người mắc covid-19 thuộc nhóm nguy cơ theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc covid-19.
Khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị covid-19 theo quy định.
Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị; cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc covid-19.
Trong trường hợp người sống chung, người cùng gia đình mắc covid-19, cần tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc covid-19.
Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc covid-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.
Tổ chức truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe: Tăng cường hoạt động truyền thông, tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ biết cách tự theo dõi sức khoẻ, thực hiện tốt thông điệp 2K, đặc biệt là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tụ tập và đến nơi tập trung đông người.
Thông tin đầy đủ về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng covid-19; hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc covid-19 và thông báo với cơ quan y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm.
Khi có 1 trong các biểu hiện: sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác cần báo ngay cho Trạm y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn, kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi, cách ly và điều trị theo quy định.
Trong đợt dịch covid-19 bùng phát lần thứ tư trước đây, Thành phố đã triển khai hiệu quả “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, đã có 863.401 người đã được lập danh sách và quản lý, trong đó, đã phát hiện và vận động gần 21.000 người chưa tiêm vắc xin phòng covid-19 để tiêm vắc xin, xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm 8.080 người nhiễm để chăm sóc và cấp phát thuốc điều trị kịp thời.
Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ lúc bấy giờ đã góp phần cải thiện tình hình mắc, chuyển nặng và tử vong do covid-19.
-
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Vì sao người gầy vẫn mắc mỡ máu cao? -
Tin mới y tế ngày 10/1: Phát hiện hơn 22.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam