-
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 15/9: Chiến dịch tiêm chủng miễn phí vắc-xin phòng dịch sởi
Liên quan tới vụ nhiều người bị ngộ độc sau khi ăn Bánh mì Phượng (đường Phan Chu Trinh, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày 21/9, Viện Pasteur Nha Trang đã có kết quả kiểm nghiệm 12 mẫu thực phẩm (lấy tại tiệm Bánh mì Phượng) do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam cung cấp.
Ảnh minh hoạ. |
Theo đó, Viện Pasteur Nha Trang đã thực hiện kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm gồm: Pate, rau xà lách, dưa leo, rau húng, hành, chả heo, thịt heo xíu, xíu mại, trong đó có mẫu dương tính với khuẩn Bacillus cereus sinh độc tố.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm cho thấy, chả heo (lấy mẫu lúc 7h ngày 11/9) dương tính với Bacillus Cereus sinh độc tố NHE và HBL.
Thịt heo xíu (lấy mẫu lúc 7h ngày 11/9) dương tính với Salmonella spp. Rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo (lấy mẫu lúc 7h ngày 12/9) dương tính Salmonella spp. Thịt heo xíu (lấy mẫu cơ sở lúc 7h30 ngày 12/9) dương tính Salmonella spp.
Xíu mại (lấy mẫu lúc 7h ngày 12/9) dương tính với Bacillus Cereus sinh độc tố NHE. Thịt heo xíu (lấy mẫu lúc 10h30 ngày 13/9) dương tính với Salmonella spp. Xíu mại (lấy mẫu lúc 10h ngày 13/9) dương tính với Salmonella spp.
Ngoài ra, kết quả kiểm nghiệm mẫu phân của một bệnh nhân nữ (người nước ngoài, lấy mẫu ngày 14/9) tìm thấy khuẩn Salmonella gây bệnh đường ruột.
Trước đó, chiều 12/9, Trung tâm Y tế TP. Hội An nhận được tin một số người bị ngộ độc sau khi ăn Bánh mì Phượng, nhập viện điều trị. Ngay sau đó, Trung tâm này đã thành lập đoàn điều tra, xử lý.
Kết quả có hơn 140 người bị ngộ độc do ăn Bánh mì Phượng. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam cùng các đơn vị liên quan đã điều tra, lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm. đồng thời yêu cầu hộ kinh doanh Bánh mì Phượng tạm dừng hoạt động đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.
Được biết, các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn Bánh mì Phượng, sau thời gian điều trị, đến nay sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.
Chủ tiệm Bánh mì Phượng ngày 21/9 cũng đăng tải thư xin lỗi gửi tới khách hàng trên trang cá nhân, thừa nhận sơ sót của quán trong quá trình kiểm soát nhập nguyên liệu đầu vào, chưa đảm bảo chất lượng trước khi đưa đến tay người dùng.
Bộ Y tế yêu cầu giám sát, phát hiện sớm ổ dịch đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là một bệnh cấp tính, dễ lây, có thể gây ra tình trạng bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này. Vì thế, việc phòng bệnh tốt và xử trí kịp thời khi mắc bệnh rất quan trọng, tránh biến chứng.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay, tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Theo Bộ Y tế, bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Đau mắt đỏ thường xảy ra ở địa bàn lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt.
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này. Vì vậy, mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và hạn chế số mắc trong thời gian tới, trong chiều 21/9, Bộ Y tế đã gửi văn bản đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.
Bộ Y tế đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND quan tâm chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng.
Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh cần tổ chức tốt việc tư vấn, điều trị, thông báo kịp thời cho các đơn vị, địa phương có bệnh nhân để triển khai các biện pháp phòng bệnh; chuẩn bị đầy đủ không để thiếu thuốc và vật tư, hóa chất, thiết bị phòng, chống dịch; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ để người dân hiểu được nguyên nhân, đường lây và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng; thường xuyên phát các thông điệp, khuyến cáo cộng đồng trên phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ của Bộ Y tế.
Khuyến cáo đưa người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, nặng lên hoặc không cải thiện, mắt có mủ hoặc chất nhầy, sốt kèm đau nhức.
Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong nhà trường và thông báo ngay cho cơ sở y tế địa phương khi phát hiện học sinh mắc bệnh để triển khai xử lý ổ dịch sớm, triệt để.
Các cơ sở giáo dục mầm non cần bảo đảm vệ sinh trường học, giáo viên hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo mỗi trẻ có một khăn mặt riêng, rửa mặt bằng nước sạch, rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, không dùng tay dụi vào mắt. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ; phối hợp cha mẹ đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt để có cách dùng thuốc phù hợp.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện giám sát, báo cáo tình hình dịch bệnh về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế theo quy định để theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời.
Nhập viện cấp cứu vì dùng 100 quả bóng cười mỗi ngày
Mới đây, Khoa Thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp nữ bệnh nhân 19 tuổi bị tổn thương tủy cổ ngang, tê yếu tay chân, đi lại khó khăn do ngộ độc khí N2O sau một thời gian dài lạm dụng sử dụng bóng cười.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê bì hai tay, hai chân, yếu dần, đi lại khó khăn, kèm ăn ngủ kém. Qua khai thác thông tin, bệnh nhân cho biết đã sử dụng bóng cười liên tục trong vòng 4 tháng nay với số lượng khoảng 5 bình/ngày, một bình tương đương 20 quả.
Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả định lượng Homocystein của bệnh nhân tăng cao, Vitamin B12 giảm mạnh, chụp cộng hưởng từ cột sống cổ có hình ảnh tổn thương sừng sau tủy cổ. Căn cứ vào thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, kết hợp khai thác thông tin người bệnh, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tổn thương thần kinh tủy sống cổ, do ngộ độc khí cười N20.
Các bác sĩ khoa Thần kinh - Đột quỵ điều trị bằng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, thuốc bổ thần kinh, bổ sung Vitamin B12. Sau 5 ngày điều trị theo phác đồ, tình hình sức khỏe bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, chân tay cử động được, chân đi vững hơn. Dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo các chuyên gia y tế, người sử dụng N2O kéo dài sẽ làm bất hoạt vitamin B12, dẫn đến thoái hóa bán cấp thần kinh trung ương và ngoại biên, tổn thương thần kinh từ não xuống tủy sống, đặc biệt tủy sống cổ và ngực. Người bệnh có thể bị rối loạn như cảm giác tê bì, yếu chi, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, thiếu máu, thiếu Vitamin B12.
Nghiêm trọng hơn là tình trạng ức chế, hôn mê, tụt huyết áp, tê liệt cơ thể và thậm chí là tử vong. Với những người bị bệnh về tim mạch, hen suyễn và các bệnh liên quan tới đường hô hấp, nếu sử dụng và tiếp xúc với khí N2O có thể bị nguy hiểm tới tính mạng do ngạt khí, suy hô hấp.
Qua trường hợp này, bác sĩ Sâm khuyến cáo người dân đặc biệt là giới trẻ không nên thử giải trí hay sử dụng bóng cười để tránh lạm dụng, phụ thuộc khí N2O, nên có lối sống lành mạnh bằng việc tập thể dục, thể thao, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
-
Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh -
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất? -
Phẫu thuật vi phẫu cứu bệnh nhân ung thư lưỡi -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024