Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 22/9: Tăng cường giám sát, khống chế dịch do virus Adeno
D.Ngân - 22/09/2022 07:42
 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường phòng chống bệnh do virus Adeno.

Từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 9/2022 đã phát hiện 412 trường hợp mắc bệnh do virus Adeno, trong đó 76% (324 trường hợp) có chỉ định nhập viện, số mắc có xu hướng tăng từ tháng 8 năm 2022 đến nay. Đã ghi nhận 06 trường hợp tử vong.

Theo thông tin của Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 9/2022 đã phát hiện 412 trường hợp mắc bệnh do virus Adeno, trong đó 76% (324 trường hợp) có chỉ định nhập viện, số mắc có xu hướng tăng từ tháng 8 năm 2022 đến nay. Đã ghi nhận 06 trường hợp tử vong.

Để chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch do virus Adeno, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng. Báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Ảnh minh hoạ

Các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo;

Hướng dẫn người chăm sóc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về nguy cơ nhiễm bệnh và tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh; không để lây lan và bùng phát các ổ dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cùng đó tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh do virus Adeno trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nguy cơ, trong đó tập trung vào các nội dung khuyến cáo phòng chống lây nhiễm (thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch; che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi; không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, nhất là các vật dụng có chất tiết của người bệnh...).

Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương rà soát, điều tra, phân tích dịch tễ học các trường hợp mắc, tử vong do virus Adeno tại Bệnh viện Nhi Trung ương, kịp thời báo cáo và đề xuất các giải pháp phòng chống.

Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Cục Y tế dự phòng đề nghị tăng cường giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh của các địa phương khu vực phụ trách để phân tích, đánh giá nguy cơ, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho Bộ Y tế các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả với từng địa phương trong khu vực phụ trách;

Tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các tỉnh, thành phố thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Tiếp tục phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin Covid-19

Chiều 21/9, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương- Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trình, đến nay cả nước đã tiêm hơn 259,6 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó tiêm cho người trên 18 tuổi liều cơ bản đạt xấp xỉ 100%; mũi 3 đạt 77,5%; mũi 4 đạt 80,3%;

Đối với trẻ từ 12- dưới 18 tuổi, tiêm liều cơ bản đạt xấp xỉ 100%; tiêm mũi 3 là 57,5%; Đối với trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, tiêm mũi 1 đạt trên 88,2%, mũi 2 đạt 60,2%.

Thời gian qua công tác cung ứng vắc-xin cơ bản đáp ứng nhu cầu; công tác điều phối vắc-xin giữa các địa phương trong cả nước được tiến hành liên tục và kịp thời.

Tuy nhiên, có những địa phương đề xuất nhu cầu vắc-xin các tháng cuối năm chưa sát thực tế, thấp hơn nhu cầu dẫn tới nguy cơ thiếu hụt vắc-xin cục bộ tại một số địa phương.

Một số địa phương quản lý, dự báo khả năng sử dụng vắc-xin chưa tốt đã liên tục đề nghị điều chuyển vắc-xin dẫn đến gây khó khăn trong việc cung ứng, điều phối và vận chuyển.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 và tiêm vắc-xin. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan.

Đối với các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng… Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường phòng chống dịch, trong đó lưu ý TP. HCM, Hà Nội đẩy mạnh, chú trọng phòng chống dịch sốt xuất huyết nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong.

Đối với bệnh do virus Adeno, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Sở Y tế các địa phương và các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur đề nghị tăng cường phòng chống bệnh do virus Adeno. Các địa phương cần chú trọng tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch do virus Adeno, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng;

Thực hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo;

Hướng dẫn người chăm sóc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về nguy cơ nhiễm bệnh và tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh; không để lây lan và bùng phát các ổ dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…

Đối với công tác tiêm chủng, đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ cao; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương rà soát lại số liệu tiêm chủng để có con số chính xác; đẩy nhanh cập nhật dữ liệu tiêm chủng lên hệ thống Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19.

Xử phạt, tiêu huỷ lô kháng sinh Zinnat Suspension 125mg vi phạm chất lượng mức độ 2

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa ra quyết định xử phạt Công ty Glaxo Operations UK Limited (Anh), có văn phòng đại diện tại Quận 1- TP. Hồ Chí Minh về hành vi sản xuất thuốc kháng sinh cốm pha hỗn dịch uống Zinnat Suspension 125mg vi phạm chất lượng mức độ 2 theo quy định. 

Cụ thể gồm 2 lô thuốc cốm pha hỗn dịch uống Zinnat Suspension 125mg vi phạm có số giấy đăng ký lưu hành: VN-20513-17; một lô có số 7S6A, hạn dùng 13/11/2022 và một lô có số 2P7N, hạn dùng 16/07/2022.

Mức xử phạt là 80 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ lô thuốc vi phạm chất lượng. Trước đó, Cục Quản lý Dược có văn bản thu hồi khẩn trên toàn quốc 2 lô thuốc này do vi phạm chất lượng mức độ 2. Mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu cảm quan, độ ẩm, tạp chất liên quan.

Đầu tháng 7/2022, Cục Quản lý Dược đã có quyết định thu hồi Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với thuốc Zinnat Suspension, Số GĐKLH: VN-20513-17 do công ty GlaxoSmithKline Pte., Ltd., địa chỉ: 23 Rochester Park, Singapore 139234, Singapore đăng ký; Nhà sản xuất: Glaxo Operations UK Limited, địa chỉ: Harmire Road, Barnard Castle, County Durham, DL12 8DT, United Kingdom. 

Theo Cục Quản lý Dược, lý do Cục thu hồi Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với thuốc Zinnat Suspension là vì thuốc có 2 lô bị thu hồi do vi phạm chất lượng mức độ 2. 

Tại quyết định xử phạt trên, Cục Quản lý dược yêu cầu Công ty nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, nếu không tự nguyện sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Adenovirus khiến nhiều trẻ tử vong nguy hiểm thế nào?
Theo chuyên gia y tế, Adenovirus virus là virus đường hô hấp, thường gây bệnh cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em nhỏ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư