-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện
Năm 2022 đã ghi nhận nhiều kết quả hết sức tích cực của công tác vận động hiến máu tình nguyện. Với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp đã nỗ lực, phấn đấu, có nhiều sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo và nhận được sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân.
Toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,43 triệu đơn vị máu đạt 106% chỉ tiêu kế hoạch, cơ bản đáp ứng nhu cầu máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh; tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 99%; tỷ lệ người hiến máu có thể tích từ 350 ml trở lên đạt gần 57%...
Ảnh minh hoạ. Trong ảnh: Các bạn sinh viên nhiệt tình hưởng ứng phong trào Chủ nhật đỏ hiến máu cứu người. |
Công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện được đẩy mạnh sâu rộng thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông; tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia hiến máu tình nguyện là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động, các tăng, ni, phật tử, chức sắc tôn giáo.
Ban Chỉ đạo các cấp đã tổ chức được 10.823 cuộc tuyên truyền, vận động về hiến máu tình nguyện với trên 1,7 triệu lượt người tham dự.
Nhiều chiến dịch truyền thông và sự kiện hiến máu tình nguyện được tổ chức sáng tạo, thành công như: Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết, "Lễ hội Xuân hồng" vận động và tiếp nhận được hơn 288.700 đơn vị máu; Chiến dịch "Những giọt máu hồng hè" và "Hành trình đỏ" tiếp nhận gần 510.621 đơn vị máu và nhiều sự kiện hiến máu lớn khác như: Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4), Ngày Quốc tế Người hiến máu (14/6).
Cho đến nay, cả nước đã thành lập được 4.259 câu lạc bộ với 135.725 thành viên tham gia như: Câu lạc bộ hiến máu dự bị, Câu lạc bộ 25, Câu lạc bộ máu hiếm, Câu lạc bộ gia đình máu hiếm, câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện...
Công tác xây dựng lực lượng hiến máu dự bị ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo cũng được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Có 14.100 cán bộ, hội viên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ được đào tạo, tập huấn về công tác vận động, huy động nguồn lực hiến máu nhân đạo.
Toàn quốc đã có 20.417 cá nhân, gia đình và tập thể thuộc 63 tỉnh, thành phố, các đơn vị và câu lạc bộ hiến máu tình nguyện được tôn vinh, khen thưởng về thành tích hiến máu tình nguyện và vận động hiến máu tình nguyện.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, để đạt được mục tiêu trên, các địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về lợi ích của hiến máu tình nguyện và an toàn truyền máu; đảm bảo hiến máu an toàn, phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền, phổ biến tới người dân về chế độ, chính sách đối với người hiến máu tình nguyện.
Cần làm tốt công tác chăm sóc, tư vấn người hiến máu tình nguyện; tăng dần số lượng người có đủ sức khỏe tham gia hiến máu, mở rộng thêm đối tượng hiến máu tình nguyện; đồng thời tiếp tục áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, vận động và quản lý người hiến máu nhằm đảm bảo cung cấp đủ máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
Năm 2023, sẽ phấn đấu tiếp nhận 1,47 triệu đơn vị máu, tương đương khoảng 1,8 triệu đơn vị máu có thể tích 250ml.
Hà Nội: Gần 60% trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm đủ 2 mũi cơ bản vắc-xin phòng Covid-19
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, gần 60% trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm đủ 2 mũi cơ bản vắc-xin phòng Covid-19.
Trước tình trạng này, Sở Y tế Hà Nội đã đề nghị UBND 30 quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Y tế, phối hợp với Phòng Giáo dục, trung tâm y tế tiếp tục rà soát đối tượng trẻ em từ 5 tuổi trở lên; vận động, truyền thông cho cha mẹ, người giám hộ trẻ tiếp tục hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng bảo đảm phủ đủ 2 liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Sử dụng hết số lượng vắc-xin được phân bổ, không thực hiện điều chuyển vắc-xin khi vẫn còn đối tượng tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng còn thấp.
Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội đôn đốc các trường học tăng cường truyền thông cho học sinh, cha mẹ, người giám hộ hợp pháp của trẻ về tác dụng, lợi ích của việc chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm đảm bảo quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận; vận động cha mẹ, người giám hộ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời các mũi cơ bản (mũi 1, mũi 2) cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Được biết, theo kế hoạch của Hà Nội đặt ra là ít nhất 80% trẻ em dưới 18 tuổi được tiêm đủ mũi vắc-xin phòng Covid-19.
Đồng Nai: Phòng, chống bệnh dại trên địa bàn giai đoạn 2022-2030
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch số 265/KH-UBND về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030.
Mục tiêu nhằm kiểm soát được bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân trong cộng đồng.
Theo đó, chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm phải tiêm vắc-xin phòng dại cho vật nuôi; đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã; cam kết nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình. Chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm, có người dắt đề phòng cắn người, từng bước áp dụng việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng, gắn chip) cho chó, mèo đã được tiêm vắc-xin dại.
Hằng năm, UBND các cấp phát động 1 đợt tiêm vắc-xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Ngoài ra, tuyên truyền cho người nuôi thường xuyên tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng.
Thành lập đội bắt chó chạy rông của địa phương để bắt giữ, xử lý các trường hợp chó, mèo thả rông ngoài đường không có người chăn dắt, không có dây xích, không đeo rọ mõm, chưa tiêm vắc-xin phòng dại. Tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm trong quản lý nuôi chó, mèo theo quy định.
Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm bệnh dại nhưng chưa được tiêm vắc-xin dại phải được điều trị dự phòng. Mỗi huyện, thành phố phải có ít nhất 1 điểm tiêm vắc-xin dại có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, nguồn lực cho điều trị dự phòng, đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc-xin và huyết thanh kháng dại đã được cấp phép sử dụng.
Hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi và người có công với cách mạng.
Ngoài ra, thực hiện giám sát bệnh dại trên động vật, tăng cường năng lực xét nghiệm, kiểm soát vận chuyển chó, mèo ra vào trên địa bàn tỉnh…
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam