-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Đặc biệt, trẻ thiếu sắt thường đi đôi thiếu kẽm. Trong khi đó, sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Tăng cường miễn dịch được chi phối bởi một số yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố về dinh dưỡng bởi các vitamin, khoáng chất đặc biệt là vi chất sắt và kẽm có vai trò vô cùng quan trọng.
Các chuyên gia y tế cho biết, thời gian gần đây tỷ lệ trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đang gia tăng. Bệnh truyền nhiễm hiện nay diễn biến phức tạp, không theo mùa. Vì vậy, tăng cường miễn dịch cho trẻ là giải pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm đang gia tăng hiện nay trong đó dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt.
Ảnh minh hoạ |
Sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, đồng thời sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch như Lympho T. Đây là tế bào giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm.
Kẽm tham gia vào thành phần 300 loại enzyme, các phản ứng hóa học cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Kẽm vừa là thành phần cũng vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào và miễn dịch trung gian, miễn dịch thích ứng).
Kẽm cũng tham gia vào tăng sinh các hóc môn tăng trưởng giúp dài xương. Trẻ thiếu kẽm dẫn tới nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus tăng cao hơn.
Để bổ sung sắt, kẽm giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, cần phải đảm bảo đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời kể từ khi còn trong bào thai.
Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm viên sắt như khuyến cáo. Trẻ mới sinh ra trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
Sau 6 tháng, khi trẻ ăn dặm, các bà mẹ cần cho con ăn đủ dinh dưỡng bằng chế độ ăn hằng ngày. Kẽm và sắt có nhiều thực phẩm như thịt bò, trứng, thủy hải sản như hàu, sò, ghẹ, và một số loại rau lá xanh… .
Đối với trẻ sau khi bị ốm, trẻ chậm lớn và trẻ biếng ăn, nên bổ sung sắt và kẽm. Phụ huynh nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt và kẽm đủ nhu cầu hàng ngày nhưng cũng không quá lạm dụng sẽ gây dư thừa sắt và kẽm.
Sắt và kẽm rất khó hấp thu nên khi lựa chọn các sản phẩm, nên chọn loại có thành phần hữu cơ sẽ dễ hấp thu. Đặc biệt trong sản phẩm nên có đủ cả kẽm và sắt theo tỷ lệ sắt kẽm ngang bằng nhau 1:1, hoặc kẽm thấp hơn sắt một chút sẽ đảm bảo hấp thu hiệu quả.
Nhiều tỉnh vẫn tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi rất thấp
Tối ngày 22/8, Bộ Y tế đã cập nhật về tình hình tiêm vắc-xin Covid-19 ở nước ta, tổng số vắc-xin đã tiêm ở nước ta lên 254.786.196 mũi.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi, tổng số mũi tiêm đến nay là 14.695.895, trong đó mũi 1: 8.985.827 trẻ (đạt tỷ lệ 80,6%).
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp dưới 62% là: Đà Nẵng (54,4%); Quảng Nam (51%); Bình Thuận (61,8%); TP Hồ Chí Minh (53,5%); Bình Dương (60,6%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao là: Cần Thơ (98,1%); Vĩnh Long (96,7%), Bạc Liêu (99,5%).
Mũi 2: 5.710.068 trẻ (đạt tỷ lệ 51,2%); 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp dưới 31% là: Đà Nẵng (20,3%); Quảng Nam (17,2%); Khánh Hòa (29,4%); TP.Hồ Chí Minh (30,8%); Bình Dương (27,2%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao là: Đồng Nai (80,3%); Sóc Trăng (88,7%); Bạc Liêu (79,2%).
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm mũi 3: Tổng số có 49.439.004 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 75,5%).
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Bình Định (56,7%); Khánh Hòa (55%); Đồng Nai (47,1%); Cần Thơ (56,6%); Đồng Tháp (56,8%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (95,6%); Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 13.121.551 mũi tiêm (đạt tỷ lê 69,4%).
5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (47,6%); Đà Nẵng (43,1%); TP. Hồ Chí Minh (50,2%); Lâm Đồng (47,1%); Tây Ninh (51,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Nam Định (98,3%(); Long An (97,4%); Kiên Giang (98,1%).
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.150.203 trẻ (đạt tỷ lệ 48%).
5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Phú Yên (12,8%); Bình Thuận (24,6%); Bà Rịa - Vũng Tàu (14,4%); Đồng Nai (23,5%); Bình Dương (22,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (85,9%); Quảng Ninh (81,6%); Sóc Trăng (83,1%).
Cần Thơ: Tổ chức tháng cao điểm tiêm vắc-xin Covid-19
UBND TP Cần Thơ đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp cùng Sở Y tế hoàn thành mục tiêu tháng cao điểm tiêm vắc-xin cho các nhóm đối tượng thuộc phạm vi đơn vị quản lý.
Sở Y tế sẽ tổ chức đa dạng các hình thức tiêm chủng như các điểm tiêm cố định, lưu động tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị... Có thể tiêm cả ngày thứ bảy, chủ nhật để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi tiêm vắc-xin.
Sở Giáo dục và đào tạo cần lưu ý rà soát, thống kê số lượng trẻ chưa được tiêm chủng để vận động cha mẹ đưa con em đi tiêm. Mục tiêu Cần Thơ đặt ra trước khi bước vào năm học phải đảm bảo tối thiểu 95% giáo viên, học sinh tại các trường học trên địa bàn được tiêm chủng...
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 3 của TP. Cần Thơ mới đạt trên 56,6%; tỉ lệ tiêm mũi 4 đạt 66,7%. Trẻ từ 12 - 17 tuổi tiêm mũi 3 mới đạt hơn 44%. Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tiêm mũi 1 đạt 92,3% và tiêm mũi 2 đạt trên 68%.
Tiền Giang: Kỷ luật 4 cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật liên quan đến vụ Việt Á
Ngày 22/8, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang đã xem xét, quyết định kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc và 3 đảng viên có liên quan tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang thống nhất tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với Đảng ủy CDC Tiền Giang.
Đối với các cá nhân liên quan, có vi phạm trong việc nhận quà (tiền) từ nhân viên của Công ty Việt Á nhưng không khai báo và nộp đúng quy định, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thống nhất thi hành kỷ luật bằng hình thức “khai trừ” đối với 4 đảng viên.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang cũng xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật ông Trần Thanh Thảo, Tỉnh ủy viên, Đảng ủy viên Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Bí thư Đảng ủy Sở Y tế tỉnh Tiền Giang.
Lý do là với vai trò Bí thư Đảng ủy, Giám đốc trực tiếp phụ trách Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Y tế, nhưng ông Trần Thanh Thảo chưa kiểm tra sâu sát, quyết liệt và ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cấp dưới do mình trực tiếp phụ trách dẫn đến cấp dưới vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang thống nhất đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với ông Trần Thanh Thảo bằng hình thức khiển trách.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up