-
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí
Viện Pasteur TP.HCM dẫn thông tin từ Tổ chức y tế Thế giới (WHO) và cơ quan đầu mối y tế quốc tế của Việt Nam, tại tỉnh Prey Veng, Campuchia (có đường biên giới với Việt Nam) đã ghi nhận 2 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1), trong đó có 1 trường hợp tử vong và 1 số trường hợp bệnh nghi ngờ.
Vì vậy, Viện Pasteur TP.HCM đề nghị giám đốc Sở Y tế của 20 tỉnh, thành khu vực phía nam chỉ đạo các đơn vị/phòng ban trực thuộc triển khai một số nội dung cụ thể:
Tập trung giám sát, phát hiện các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn. Đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng có dịch. Kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Ảnh minh hoạ |
Các đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế giám sát chặt chẽ người ra/vào/ở vùng có dịch cúm gia cầm A (H5N1). Phối hợp với đơn vị kiểm dịch động thực vật giám sát gia cầm, động vật thủy sản vào Việt Nam qua cửa khẩu và qua đường mòn lối mở.
Các Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh để phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm và chia sẻ thông tin liên ngành. Việc xử lý ổ dịch cúm gia cầm được thực hiện theo quy định hiện hành.
Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và cơ sở y tế để xử lý kịp thời, hạn chế lây lan ra diện rộng. Lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh.
Viện Pasteur TP.HCM đề nghị các tỉnh triển khai ngay công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh gia cầm như vệ sinh cá nhân; không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chết không rõ nguyên nhân. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang.
Hà Nội: Triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 706/KH-SYT về triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn thành phố năm 2023.
Với mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngành Y tế và thay đổi hành vi của cộng đồng về thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn, qua đó bảo vệ tính mạng, tài sản, hành phúc của gia đình và xã hội.
Theo đó, ngành Y tế Hà Nội cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể, bao gồm: Nâng cao năng lực ngành Y tế trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích - xây dựng cộng đồng an toàn;
Nâng cao năng lực và hiệu quả tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích, trong đó phấn đấu 100% các quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn thực hiện lồng ghép thông tin tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tai nạn thương tích với truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật, vệ sinh môi trường phòng chống dịch tại cộng đồng, các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp,…
100% cơ sở khám, chữa bệnh triển khai các hình thức tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích cho cán bộ, nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;
Nâng cao năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích thường gặp tại cộng đồng, chăm sóc chấn thương trước viện và phục hồi chức năng; Duy trì và nhân rộng các mô hình công đồng an toàn – tiêu chuẩn Việt Nam phòng chống tai nạn thương tích.
100% các cơ sở y tế các tuyến tổ chức giám sát, báo cáo số mắc, tử vong do tai nạn thương tích, báo cáo hoạt động phòng chống tai nạn thương tích đáp ứng chế độ báo cáo thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Ngành Y tế tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn thành phố.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là đơn vị thường trực ngành Y tế Hà Nội, tham mưu Sở Y tế xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động về phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn thành phố.
-
Đảm bảo đủ thuốc và kiểm soát giá thuốc chữa bệnh dịp Tết -
Trả giá đắt vì tự ý chữa bệnh tại nhà -
Tin mới y tế ngày 8/1: Cảnh báo dấu hiệu ung thư niệu đạo -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công -
Việt Nam tạo dựng kỷ lục ghép tạng: Thành công vượt bậc và những cơ hội mới -
Cần thiết tiêm vắc-xin viêm gan B
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên