-
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí
Xử phạt hành chính một công ty Dược phẩm 340 triệu đồng
Địa chỉ trụ sở: Lô M7A, đường D17, khu công nghiệp Mỹ Phước 1, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương;
Đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính và bị áp dụng các hình thức xử phạt như sau:
Hành vi 1: Không có văn bản đề nghị bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá thuốc trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã công bố nhưng giá thuốc không thay đổi đối với các thuốc, gồm: Aluminium phosphat gel, số giấy đăng ký lưu hành (GĐKLH) VD-28444-17; Orlitax, số GĐKLH VD-25454-16; Najen, số GĐKLH VD- 28920-18.
Hành vi 2: Bán thuốc Zlatko-50, số GĐKLH VD-21484-14 cho cơ sở không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Hành vi 3: Không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc đối với các thay đổi nhỏ cần được phê duyệt đối với các thuốc: Zuryk, số GĐKLH VD-29728-18, Messi-10, số GĐKLH VD-27445-17, Kagawas-150, số GĐKLH VD-30342-18, Malag-60, số GĐKLH VD-26499-17:
Hành vi 4: Không thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các thay đổi nhỏ thuộc trường hợp yêu cầu thông báo trước khi lưu hành thuốc đối với các thuốc: Kagawas-150, số GĐKLH VD-30342-18; Schaaf, số GĐKLH VD-30348-18.
Thuốc Kagawas-150 |
Tổng mức xử phạt hành chính 4 hành vi trên là 190 triệu đồng.
Hành vi 5: Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt mà không có giấy phép nhập khẩu đối với nguyên liệu làm thuốc Pyridostigmin HBr (tờ khai hải quan số 103924776650 ngày 31/3/2021).
Mức mức xử phạt hành chính hành vi 5 là 150 triệu đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược số 0085/CCHN-D-SYT- HCM do Sở Y tế TP.HCM cấp ngày 25/7/2017 của dược sỹ Nguyễn Tấn Lợi là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (đối với phạm vi kinh doanh: Cơ sở sản xuất thuốc) trong thời hạn 7,5 tháng kể từ ngày ban hành ban hành quyết định này.
Đình chỉ hoạt động nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú trong thời hạn 7,5 tháng kể từ ngày ban hành ban hành quyết định này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất đối với nguyên liệu Pyridostigmin HBr do Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú đã nhập khẩu (theo tờ khai hải quan số 103924776650 ngày 31/3/2021) khi chưa có giấy phép nhập khẩu.
Trường hợp không áp dụng được biện pháp này thì buộc tiêu hủy. Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú phải gửi báo cáo về việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả cho Cục Quản lý Dược trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định này.
Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng chống HIV/AIDS
Trong tháng 2 và tháng 3/2023, Dự án tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (Dự án EPIC/US.CDC) đã tổ chức tập huấn cho 5 tỉnh về quy trình triển khai hoạt động sàng lọc và quản lý bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, các bệnh không lây nhiễm chủ yếu là bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, là 7 trong 10 nguyên nhân chính gây tử vong, tương đương với 74% tổng số ca tử vong trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết có gần 8 người chết do bệnh không lây nhiễm. Ước tính năm 2016, tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. Tuy nhiên, có tới 78-80% bệnh nhân bệnh không lây nhiễm chưa được quản lý điều trị.
Việc điều trị thuốc ARV đã giúp tăng tuổi thọ cho người nhiễm HIV, nhưng cùng với việc tuổi thọ tăng lên, người nhiễm HIV phải đối mặt với các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường,...
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới về gói can thiệp thiết yếu bệnh không lây nhiễm tháng 3/2021, người bệnh HIV nếu không được phát hiện và chẩn đoán theo dõi điều trị sớm bệnh không lây nhiễm, việc điều trị sẽ phức tạp, có các biến chứng và có thể đưa đến tử vong.
Đánh giá được tầm quan trọng của việc cần có các can thiệp sớm về các bệnh không lây nhiễm trên người nhiễm HIV, Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (Dự án EPIC) đã đưa hoạt động sàng lọc và quản lý các bệnh không lây nhiễm vào kế hoạch năm 2023 của 6 tỉnh/thành phố dự án để triển khai tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS.
Trong giai đoạn đầu, Dự án sẽ tập trung vào 3 bệnh không lây nhiễm hay gặp là tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường và 3 yếu tố nguy cơ gây bệnh là hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và thừa cân, béo phì.
Tất cả người bệnh trên 18 tuổi đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế sẽ được sàng lọc các bệnh không lây nhiễm định kỳ 6 tháng/lần, dựa trên kết quả khám sàng lọc, người bệnh có nghi ngờ mắc bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa Lipid máu hoặc đái tháo đường) sẽ được chuyển chuyển khoa phù hợp để chẩn đoán và điều trị chuyên khoa.
Bệnh nhân có một trong các yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì, hút thuốc hoặc lạm dụng rượu bia sẽ được cán bộ cơ sở điều trị tư vấn giảm nguy cơ hoặc chuyển đến cơ sở khác cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ. Trong suốt quá trình điều trị bệnh không lây nhiễm, người bệnh HIV vẫn được cơ sở điều trị theo dõi, tư vấn và hỗ trợ thường xuyên.
Đây là một mô hình lồng ghép khám, điều trị HIV/AIDS với việc sàng lọc, chuyển gửi và theo dõi các bệnh không lây nhiễm trong người bệnh HIV, giúp bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh không lây nhiễm sớm, tuân thủ điều trị ARV tốt, tăng chất lượng điều trị ARV cũng như cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Sau thời gian triển khai ban đầu tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS do dự án hỗ trợ, hoạt động sẽ được nhân rộng tại toàn bộ các cơ sở trên địa bàn các tỉnh thành dự án. Đồng thời, các bệnh không lây nhiễm khác sẽ tiếp tục được đưa vào sàng lọc cho người bệnh HIV như ung thư cổ tử cung, sức khỏe tâm thần và sẽ được triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
Đồng Nai: Ghi nhận thêm 2 trường hợp bị chó dại cắn
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn huyện Trảng Bom vừa ghi nhận 2 trường hợp bị chó dại cắn.
Theo điều tra dịch tễ, ngày 26/3 tại hộ gia đình ông N.V.H (trú tại ấp 5, xã Sông Trầu, H Trảng Bom) có 1 con chó 7 năm tuổi bị chết, sau đó ông H đã báo cho chính quyền địa phương. Cùng ngày Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Trảng Bom phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã Sông Trầu tiến hành lấy mẫu xét nghiệm vi rút dại, đồng thời chôn lấp con chó trên theo quy định.
Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 6 cho biết, con chó bị dương tính với vi rút dại. Theo ông H. con chó trên chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, trước đó đã có 2 người bị con chó này cắn, cào. Cụ thể, anh N.Đ.H (là con trai chủ hộ) bị chó cào vào ngày 20/3 tại bắp chân và anh H.X.L bị chó cắn vào bắp chân trái vào ngày 21/3 (sau đó anh L. đã tiêm ngừa vắc xin). Ngoài ra, trong hộ gia đình ông H. còn có 2 người có tiếp xúc nhưng không bì cắn, cào.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai đã hướng dẫn những người bị chó cào, cắn nhanh chóng tiêm huyết thanh kháng vi rút dại và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại, những người còn lại có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ chó dại cần phải được tiêm vắc xin phòng dại.
Với những con chó chung đàn, chủ hộ ông H. phải tổ chức xích, nhốt đồng thời theo dõi, khi phát hiện bất thường cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý. Giao Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom tổ chức phun khử trùng khu vực nuôi nhốt và các hộ dân xung quanh; Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện tổ chức thống kê đàn chó mèo trên địa bàn xã và tổ chức tiêm phòng ngay.
Thống kê từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 4 trường hợp người dân bị chó cắn, trong đó có 3 người ở huyện Trảng Bom, tất cả các trường hợp trên đã được tiêm vắc xin, huyết thanh phòng ngừa vi rút dại, chưa ghi nhận ca tử vong.
-
Đảm bảo đủ thuốc và kiểm soát giá thuốc chữa bệnh dịp Tết -
Trả giá đắt vì tự ý chữa bệnh tại nhà -
Tin mới y tế ngày 8/1: Cảnh báo dấu hiệu ung thư niệu đạo -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công -
Việt Nam tạo dựng kỷ lục ghép tạng: Thành công vượt bậc và những cơ hội mới -
Cần thiết tiêm vắc-xin viêm gan B
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên