-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
23 địa phương không có ca nhiễm mới
Theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua (tính từ 16h ngày 30/5 đến 16h ngày 31/5), trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.010 ca nhiễm mới Covid-19 tại 40 tỉnh, thành phố (giảm 108 ca so với ngày trước đó). Như vậy, trong 24 giờ qua, có 23 tỉnh, thành phố không có ca nhiễm mới.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bắc Ninh (giảm 265 ca), Hải Dương (giảm 30 ca), Hải Phòng (giảm 18 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Nam Định (tăng 42 ca), Phú Thọ (tăng 37 ca), Vĩnh Phúc (tăng 33 ca). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 1.141 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.719.379 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.268 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.711.621 ca, trong đó có 9.459.481 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.600.485), TP.HCM (609.400), Nghệ An (484.598), Bắc Giang (387.576), Bình Dương (383.774).
Về tình hình điều trị, có thêm 5.757 bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 9.462.298. Ngoài ra, có 150 bệnh nhân đang thở ô-xy.
Về số bệnh nhân tử vong, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 1 ca tử vong tại tỉnh Bình Dương. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.079 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Hà Nội còn 94 F0 điều trị tại bệnh viện
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong 24 giờ qua (tính từ 18h ngày 30/5 đến 18h ngày 31/5), trên địa bàn thành phố ghi nhận 251 ca Covid-19. Còn 94 ca bệnh đang điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội.
Cụ thể, 251 bệnh nhân phân bố tại 104 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông, Hoàng Mai, Đông Anh, Nam Từ Liêm...
Như vậy, cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong hơn một năm qua, tính từ ngày 29/4/2021 đến nay là hơn 1,6 triệu ca, trong đó có 1.336 ca tử vong. Đây là ngày thứ 43 Hà Nội không có ca tử vong vì Covid-19.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố còn hơn 80.500 ca đang điều trị, theo dõi (giảm hơn 100 ca so với hôm qua), trong đó có 94 ca điều trị tại bệnh viện và hơn 80.400 ca theo dõi tại nhà.
Trong 94 ca đang điều trị tại các bệnh viện, có 78 ca mức độ trung bình, 12 ca nhẹ hoặc không có triệu chứng.
***
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký ban hành công văn gửi Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng y tế ngành về việc tăng cường khám chữa bệnh thường quy và cho người sau mắc Covid-19 (hậu Covid-19).
Trong các trường hợp khỏi bệnh, một số người dân sau mắc Covid-19 xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc khả năng lao động và có nhu cầu đi kiểm tra sức khỏe.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Để thực hiện hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho người dân nói chung và người sau khi mắc Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng Y tế ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai một số giải pháp, cụ thể:
Củng cố hệ thống khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh thường quy, đồng thời bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong đó chú trọng các giải pháp cải tiến, tăng cường chất lượng khám chữa bệnh.
Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người mắc và sau mắc Covid-19. Thực hiện theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần; Hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tính do SARS CoV-2 (Covid-19); Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19...
Khám, chữa bệnh thường quy và khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người có dấu hiệu, triệu chứng sau khi mắc Covid-19 theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, theo cách tiếp cận đa khoa, chuyên khoa khi người dân có các dấu hiệu, triệu chứng thuộc các chuyên khoa (đặc biệt chú ý về lĩnh vực hô hấp, tim mạch, sức khỏe tâm thần, phục hồi chức năng...), bảo đảm các chỉ định phù hợp, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết.
Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức để người dân và nhân viên y tế hiểu đúng và đầy đủ về các dấu hiệu, triệu chứng sau mắc Covid-19, thời điểm người dân cần đi khám, chữa bệnh, tránh để người dân lo lắng, hoang mang quá mức, tránh lạm dụng chỉ định ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sốt xuất huyết đang tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố
Sốt xuất huyết đang tăng rất nhanh, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, mỗi tuần ghi nhận trên 4.000 người mắc, có một số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết nặng.
Trên địa bàn TP.HCM, hiện đã ghi nhận 10.000 người mắc. Chính quyền thành phố kêu gọi người dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc sốt xuất huyết.
Trong số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, toàn thành phố đã ghi nhận 7 ca tử vong. Tân Bình, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, Tân Phú đang là những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất của thành phố.
Tại Đồng Nai, số lượng trẻ nhập viện điều trị sốt xuất huyết tăng nhanh trong những ngày gần đây. Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, hàng ngày tiếp nhận điều trị số ca sốt xuất huyết dao động từ 15 - 20 ca. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng có sốc rất nhiều, các lứa tuổi hay gặp từ 4 - 15 tuổi. Đặc biệt một số trẻ mắc sốt xuất huyết bị bệnh nền kèm theo như tan máu bẩm sinh, tim bẩm sinh hay trên nền cơ địa béo phì, việc theo dõi phải kỹ càng, phải đo huyết áp, xét nghiệm máu thường xuyên vì những trẻ có bệnh nền thường bị sốt xuất huyết nặng hơn, quá trình điều trị cũng khó khăn hơn.
Không chỉ tăng mạnh ở phía Nam, tại miền Bắc, sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng so với những tuần trước đó. Cụ thể, vào đầu tháng 5/2022, trung bình ghi nhận từ 2 đến 5 ca mỗi tuần thì đến đến cuối tháng 5, tăng lên từ 8 đến 15 ca/tuần. Riêng tuần từ ngày 14/5 đến 20/5, Hà Nội ghi nhận 15 ca mắc sốt xuất huyết tại 10 quận, huyện, tăng 7 ca so với tuần trước đó.
Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết phải nhập viện cũng bắt đầu tăng. Tuy số lượng bệnh nhân chưa cao đột biến nhưng đa phần đều vào viện trong tình trạng nặng.
Nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhưng tâm lý e ngại tới viện nên tự điều trị tại nhà. Một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất là giảm tiểu cầu, gây ra tình trạng rối loạn đông máu, chảy máu ở nhiều nơi gây ra xuất huyết não, đường tiêu hoá. Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà khi bị giảm tiểu cầu mà không kịp thời phát hiện rất nguy hiểm. Đặc biệt, dịch Covid-19 vẫn đang lưu hành khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn giữa Covid-19 và sốt xuất huyết.
-
Tăng số trẻ mắc sởi và nhập viện do biến chứng -
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up