Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 30 tháng 04 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 7/8: Nhiều người bệnh được chi trả bảo hiểm y tế cao
D.Ngân - 07/08/2023 11:01
 
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, theo thống kê, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế thực hiện chi trả với số tiền hơn 100.000 tỷ đồng cho việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bệnh nhân được chi trả hàng tỷ đồng

Trong đó, nhiều trường hợp người bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả lên tới hàng tỷ đồng, nhờ đó, đã vượt qua khó khăn về kinh tế, yên tâm tiếp tục điều trị bệnh.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, theo thống kê, trong vài năm trở lại đây, mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế thực hiện chi trả với số tiền hơn 100.000 tỷ đồng cho việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Thống kê cho thấy, từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 94 người bệnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên 1 tỷ đồng.

Trong đó, một số trường hợp được quỹ bảo hiểm y tế chi trả lớn. Đơn cử, người bệnh được quỹ bảo hiểm y tế chi trả cao nhất là 4,69 tỷ đồng (trong đó, năm 2022 là 2,94 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 là 1,75 tỷ đồng).

Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 2 là 3,88 tỷ đồng (trong đó năm 2022 trên 2,12 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 gần 1,76 tỷ đồng).

Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 3 là 3,68 tỷ đồng (trong đó năm 2022 là 2,05 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 là 1,63 tỷ đồng).

Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 4 là 3,54 tỷ đồng (trong đó năm 2022 là 2,59 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 là 0,95 tỷ đồng).

Người bệnh được quỹ BHYT chi trả cao thứ 5 là 3,51 tỷ đồng (trong đó năm 2022 là 1,88 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2023 là 1,63 tỷ đồng).

Gánh nặng bệnh không lây nhiễm

Ước tính cả nước hiện có hơn 20 triệu người mắc các bệnh không lây nhiễm và con số này đang tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, phần lớn những bệnh không lây nhiễm đều có thể phòng tránh được. Do vậy, chúng ta cần có cách tiếp cận toàn diện và kiểm soát những yếu tố nguy cơ đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao do sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…). Các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật lớn nhất với hầu hết các quốc gia.

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, ước tính chiếm khoảng 81% tổng số tử vong; khoảng 19% còn lại là do các bệnh truyền nhiễm, tử vong mẹ, chu sinh và tai nạn thương tích.

Hiện nay, số tử vong trước 70 tuổi chiếm 41,3% tổng số tử vong; gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm 73,7%...

Trong các bệnh không lây nhiễm, những bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao là: Tim mạch (39,5%), ung thư (15,9%), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (6,2%), đái tháo đường (4,7%), rối loạn tâm thần kinh (5,2%)…

Các chuyên gia y tế đã coi các bệnh không lây nhiễm là "kẻ giết người thầm lặng" và đặt ra những thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng do tỷ lệ mắc ngày càng cao và những hậu quả, di chứng nặng nề.

Chính vì vậy, việc tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người có nguy cơ, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, việc kiểm soát những yếu tố nguy cơ có vai trò quan trọng hàng đầu…

Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025 đã đề ra các mục tiêu cần đạt được đến năm 2025 là: Giảm 30% số người hút thuốc lá, giảm 10% số người uống rượu, bia có hại;

Giảm 10% số người thiếu vận động thể lực; kiểm soát thừa cân, béo phì dưới 15%; kiểm soát tăng huyết áp dưới 30%, kiểm soát đái tháo đường dưới 8%...

Ðáng chú ý, chiến lược cũng đưa ra mục tiêu giảm 20% số ca tử vong do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Ðể đạt các mục tiêu đề ra, nhiều nhóm giải pháp đã, đang được triển khai; theo đó, tập trung kiểm soát yếu tố nguy cơ bằng phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia; khuyến khích người dân tăng cường hoạt động thể lực, thực hiện dinh dưỡng hợp lý.

Ðồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao sức khỏe, cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm; phát triển, nhân rộng các mô hình, phong trào trường học nâng cao sức khỏe, nơi làm việc vì sức khỏe, cộng đồng sức khỏe; triển khai chương trình sức khỏe Việt Nam.

Tăng cường năng lực hệ thống để tổ chức cung ứng hiệu quả, rộng khắp các dịch vụ dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người bệnh không lây nhiễm… phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 95% số xã thực hiện dự phòng quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

Xây dựng hệ thống giám sát để thu thập, theo dõi, dự báo và giám sát yếu tố nguy cơ, số mắc bệnh và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế và hiệu quả phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Mùa hè, phụ huynh cần chú ý tới căn bệnh khiến hàng nghìn trẻ tử vong mỗi năm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 1 triệu trẻ trên thế giới tử vong bởi căn bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư