-
Tin mới y tế ngày 2/2: Hơn 16.000 trẻ chào đời dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết -
Kiến tạo hệ sinh thái y tế mới, khai mở thị trường tỷ USD -
Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng -
Sức mạnh từ y đạo và tình thương với bệnh nhi
Chưa ghi nhận chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dịp Tết
Báo cáo công tác y tế Tết Ất Tỵ của Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Kiểm dịch Y tế quốc tế các tỉnh, thành phố, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong 24h từ sáng 29/1 - sáng 30/1, cả nước ghi nhận 33 trường hợp mắc mới sốt xuất huyết. Tổng trong 6 ngày từ 25-30/1, cả nước ghi nhận 266 trường hợp mắc mới sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Ảnh minh họa |
Về tay chân miệng, trong ngày 29-30/1 ghi nhận 12 trường hợp mắc mới. Tổng trong 6 ngày từ 25-30/1, cả nước ghi nhận 91 trường hợp mắc mới tay chân miệng, không có ca tử vong.
Về sởi, trong ngày 29-30/1, ghi nhận 151 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Tổng trong 6 ngày nghỉ Tết từ 25-30/1, cả nước ghi nhận 988 trường hợp sốt phát ban nghi sởi và không có ca tử vong.
Bộ Y tế cũng cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết.
Bộ Y tế cảnh báo rằng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và mùa lễ hội đầu năm sẽ tạo ra sự gia tăng giao thương và du lịch, cũng như tiêu thụ thực phẩm từ gia súc, gia cầm.
Thêm vào đó, thời tiết lạnh, khô hanh, đặc trưng của mùa Đông Xuân sẽ tạo điều kiện cho các bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa dễ dàng lây lan.
Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm phổ biến như cúm gia cầm, viêm phổi nặng, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh dại và sởi cũng có thể gia tăng trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm.
Để đối phó với tình hình này, Bộ Y tế đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội. Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai một số biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong thời gian này.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng là quán triệt và thực hiện các chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng cường vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh và huy động sự tham gia của các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng trong dịp lễ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế khẩn trương tham mưu xây dựng và trình UBND các tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025.
Các địa phương cần bố trí kinh phí để chủ động triển khai kế hoạch, đồng thời theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.
Đặc biệt, các bệnh lây qua đường hô hấp như viêm phổi nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm thường gặp trong dịp Tết Nguyên đán như cúm gia cầm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi và bệnh dại cần được chú trọng.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố đảm bảo việc tiêm chủng mở rộng và triển khai chiến dịch tiêm chủng phòng, chống dịch sởi để kiểm soát tình hình bệnh tật.
Đặc biệt, các cơ sở y tế cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp bệnh chuyển nặng và tử vong trong dịp Tết Nguyên đán.
Các cơ sở y tế phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sàng lọc, phân luồng, cách ly bệnh nhân, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng, chống nhiễm khuẩn và không để xảy ra ổ dịch trong bệnh viện.
Để phòng ngừa dịch bệnh, các địa phương cần đảm bảo công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, đồng thời triển khai hiệu quả công tác giám sát thường xuyên và giám sát dựa vào sự kiện, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Công tác kiểm soát dịch bệnh ở động vật cũng cần được chú trọng, đặc biệt là gia cầm, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ động vật sang người. Cơ quan chức năng cần giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch động vật, đồng thời kiểm soát việc vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan truyền thông, báo chí và các hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng vắc xin.
Các thông điệp truyền thông cần hướng đến việc thay đổi hành vi của người dân, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt đối với các nhóm dễ mắc bệnh như trẻ em, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.
Bộ Y tế nhấn mạnh, công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội là hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp trong điều kiện thời tiết và nhu cầu giao thương tăng cao.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi rã đông sai cách, đặc biệt trong dịp Tết
Theo bác sỹ Lê Văn Thiệu, chuyên gia Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc rã đông thực phẩm không đúng cách, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm và hải sản, có thể tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella, E. coli, và Listeria phát triển. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bác sỹ Thiệu cho biết, không ít người có thói quen để thực phẩm rã đông ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ mà không biết rằng đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn thực phẩm. "Nhiệt độ phòng tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn này phát triển, đặc biệt là trên bề mặt thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm và hải sản," bác sỹ nhấn mạnh.
Việc thực phẩm được để ở nhiệt độ từ 5-60⁰C, hay còn gọi là "vùng nguy hiểm", sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng. Trong vòng 2 giờ ở nhiệt độ phòng, số lượng vi khuẩn có thể tăng lên gấp nhiều lần, dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
Vào dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm đông lạnh thường tăng cao, khiến nhiều gia đình phải xử lý một lượng lớn thực phẩm. Tuy nhiên, việc rã đông vội vàng, không tuân thủ đúng quy trình sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bác sỹ Thiệu lưu ý, nhiều gia đình rã đông thực phẩm bằng cách để ngoài không khí trong nhiều giờ hoặc ngâm trong nước, điều này không chỉ làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mà còn làm giảm chất lượng thực phẩm.
"Việc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh để ngâm thực phẩm có thể khiến vi khuẩn từ nước xâm nhập vào thực phẩm, gây nguy cơ ngộ độc cao," bác sỹ cảnh báo.
Tôm và các loại hải sản là những thực phẩm đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn khi được rã đông không đúng cách. Khi còn sống, hệ miễn dịch tự nhiên của tôm sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi đã chết, tôm không còn hệ miễn dịch bảo vệ, tạo cơ hội cho các vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus (gây tiêu chảy cấp), Listeria monocytogenes và Salmonella phát triển mạnh mẽ trên bề mặt.
"Đây là lý do vì sao tôm và các loại hải sản rất nhanh hỏng nếu không được bảo quản đúng cách," bác sỹ Thiệu giải thích.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, bác sỹ Thiệu khuyến nghị các phương pháp rã đông an toàn sau: Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh: Đây là phương pháp an toàn nhất, giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Nên chuyển thực phẩm từ ngăn đông xuống ngăn mát trước 12-24 giờ tùy vào kích thước của thực phẩm.
Sử dụng nước lạnh: Nếu cần rã đông nhanh, có thể cho thực phẩm vào túi kín và ngâm trong nước lạnh. Thay nước mỗi 30 phút để duy trì nhiệt độ lạnh và hạn chế vi khuẩn. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng vì sẽ làm thực phẩm rơi vào "vùng nguy hiểm" và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sử dụng lò vi sóng: Lựa chọn chế độ rã đông (defrost) của lò vi sóng để thực phẩm rã đông nhanh mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, thực phẩm rã đông bằng lò vi sóng cần phải được chế biến ngay sau đó để tránh vi khuẩn phát triển.
Việc rã đông đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn trong dịp Tết mà còn góp phần nâng cao chất lượng thực phẩm.
Hai người chết não hiến tạng giúp 3 bệnh nhân hồi sinh ngay đầu năm mới
Theo tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 2 ngày 30 và 31/1 (tức mùng 2 và mùng 3 Tết), bệnh viện đã thực hiện thành công vận động hiến tạng từ hai người bệnh chết não giúp 1 trái tim và 2 quả thận được ghép, hồi sinh cho 3 bệnh nhân trong những ngày đầu năm mới.
Cụ thể, vào ngày 31/1 (tức mùng 3 Tết), bệnh nhân V.T.P.L (20 tuổi, đến từ Phú Thọ) sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối và phải lọc máu chu kỳ đã nhận thận ghép thành công từ người hiến chết não.
Quả thận từ một người chết não xa lạ hiến tặng đã giúp L. hồi phục sức khỏe, tiếp tục con đường học tập tại trường Đại học. Món quà Tết đặc biệt không chỉ là sự sống mới mà còn là hy vọng, là niềm tin vào một tương lai tươi sáng phía trước.
Ngoài trường hợp của L., chị N.T.T.H (41 tuổi, đến từ Nghệ An) cũng bị suy thận giai đoạn cuối và được ghép thận thành công vào ngày 31/1.
Trước đó, chị H .phải trải qua những tháng ngày đầy thử thách với việc lọc máu chu kỳ 3 buổi/tuần, tình trạng bệnh phát triển nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Với một gia đình làm nghề tự do và hai con nhỏ còn đang đi học, chị H. không chỉ phải đối mặt với căn bệnh mà còn phải gánh vác trách nhiệm gia đình. Tuy nhiên, sự kiên cường và tinh thần lạc quan đã giúp chị vượt qua mọi khó khăn.
Món quà Tết đặc biệt này không chỉ là cơ hội để chị H. có lại sức khỏe, mà còn mang lại hy vọng cho cả gia đình về một tương lai tươi sáng hơn.
Trước đó, vào ngày 30/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện ca ghép tim thành công cho anh N.T.C (37 tuổi, ở Vĩnh Phúc).
Anh C đã sống chung với căn bệnh cơ tim suốt 10 năm. Một chặng đường dài đầy gian khó nhưng anh luôn kiên cường đối mặt với bệnh tật.
Nhờ trái tim từ người chết não hiến tặng, anh C có thêm cơ hội để tiếp tục chăm sóc gia đình, tiếp nối con đường giúp đỡ cộng đồng mà anh đã đi suốt bao năm qua. Sự sống mới đã đến vào đúng dịp Tết, mang theo niềm hy vọng và sự biết ơn vô hạn đối với những tấm lòng nhân ái.
Tết là thời khắc đoàn viên, nhưng không phải ai cũng có may mắn ở bên gia đình. Giữa những mất mát và chia xa, có những người đã chọn cách biến đau thương thành hy vọng - hiến tạng người thân để trao cơ hội sống cho người khác.
Đó là nghĩa cử cao đẹp, là sự sẻ chia thiêng liêng, giúp những người bệnh đang cận kề cái chết được hồi sinh. Và chính trong những ngày đầu năm, phép màu ấy càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
-
Tin mới y tế ngày 1/2: Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết -
Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng -
Sức mạnh từ y đạo và tình thương với bệnh nhi -
Chưa ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết -
Chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng trước các bệnh truyền nhiễm -
Tin mới y tế ngày 31/1: Kiểm soát đường huyết, tránh biến chứng tiểu đường dịp Tết -
Gần 6.700 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn giao thông dịp Tết
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết