Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Tin mới y tế ngày 1/4: 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm
D.Ngân - 01/04/2024 10:40
 
Năm đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương sẽ tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trọng điểm.

Nhiều hoạt động trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm

Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới". Thời gian triển khai từ 15/4 đến 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc.

Sẽ có 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra tại 10 địa phương.

Theo đó, đoàn số 1 sẽ do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Bộ Khoa học và Công nghệ), Viện Pasteur Nha Trang tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên.

Đoàn số 2 do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (Bộ Công an), Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh: Quảng Ninh, Thanh Hóa

Đoàn số 3 do Cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hưng Yên.

Đoàn số 4 do Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Công thương tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.

Đoàn số 5 do Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Công thương tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La.

Các đoàn sẽ kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm địa phương, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.

Bên cạnh 5 đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.

Tại các địa phương, căn cứ vào Kế hoạch triển khai Tháng hành động năm 2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan; UBND tỉnh, thành phố, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch Tháng hành động phù hợp với yêu cầu và tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm của địa phương.

Các tỉnh, thành phố triển khai công tác thanh tra, kiểm tra Tháng hành động tại địa phương và thực hiện từ tuyến tỉnh đến quận, huyện, thị trấn, phường, xã; chuẩn bị nội dung báo cáo của địa phương với các đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch đã xây dựng.

Hà Nội xây dựng khung hành động về phòng, chống kháng thuốc

UBND TP.Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc; làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm.

Đồng thời bảo đảm sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Theo đó, về phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành để phòng, chống kháng thuốc, thành phố xây dựng khung hành động chung làm nền tảng cho sự hợp tác đa ngành, điều phối, triển khai, giám sát các hành động theo trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành; xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực: Y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực tương ứng theo hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan.

Về thông tin, truyền thông và vận động xã hội, thành phố sẽ tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về các nguyên nhân gây kháng thuốc, hậu quả của kháng thuốc và các biện pháp phòng, chống kháng thuốc;

Thực hiện cam kết của cá nhân và xã hội đối với thay đổi hành vi để sử dụng thuốc kháng vi sinh vật có trách nhiệm, ngừng lạm dụng và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật sai mục đích; thúc đẩy các hành vi lành mạnh để ngăn ngừa nhiễm trùng và sự lây lan của chúng, trong đó chú trọng đối tượng nhân viên y tế, thú y, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; bà mẹ, phụ nữ, học sinh, sinh viên.

Về thực hiện giám sát kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật, môi trường và thương mại, thành phố sẽ củng cố năng lực hệ thống giám sát kháng thuốc ở người, động vật và tại cộng đồng trên địa bàn; giám sát sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật để làm bằng chứng xây dựng, điều chỉnh hướng dẫn và các hoạt động can thiệp kịp thời ở cấp quốc gia và cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ rà soát, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.

Để làm tốt việc này, UBND thành phố giao Sở Y tế triển khai thực hiện Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong y tế giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại lễ hội chùa Hương được thực hiện ra sao?
Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn thực phẩm của Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại lễ hội...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư