-
Đủ chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm về thuốc lá thế hệ mới -
Ngành Y tế quy hoạch lại hệ thống bệnh viện và tinh giản cán bộ -
Bộ Y tế đang xây dựng quy định cụ thể về xử phạt vi phạm về thuốc lá thế hệ mới -
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh -
Ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong trong năm 2024 -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh
Covid-19 thuộc 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin
Theo Thông tư số 10/2024/TT-BYT, danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vắc-xin và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm 11 bệnh: Viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b (nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, gồm: viêm phổi, viêm màng não…), sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do virus Rota.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc. Trong đó, Covid-19 thuộc 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm vắc-xin. |
Các vắc-xin bắt buộc nếu chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm bù càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất.
Vắc-xin phòng 11 bệnh truyền nhiễm nêu trên có lịch tiêm cụ thể cho các trẻ từ sơ sinh đến đủ 7 tuổi. Riêng vắc-xin uốn ván còn có chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai (trong đó, đối với người chưa tiêm, chưa tiêm đủ 3 lần vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản, hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc-xin cần tiêm đủ 5 mũi trước, trong thai kỳ và trong lần mang thai lần sau), theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Vắc-xin thuộc danh mục quy định này được triển khai trên toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng do Nhà nước tổ chức, tiêm miễn phí đối với các vắc-xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Ngoài ra, Bộ Y tế quy định danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.
Trong đó, ngoài vắc-xin Covid-19, có 9 bệnh khác thuộc danh sách này là: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản B, dại, cúm.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận.
Trước đó, tháng 11/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19.
Trên cơ sở khuyến cáo của nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO và Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin của Bộ Y tế, Bộ Y tế hướng dẫn tiêm và tiêm nhắc lại vắc-xin Covid-19 cho 5 đối tượng gồm cán bộ y tế, người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào, phụ nữ có thai. Thông tư có hiệu lực từ 1/8/2024.
Những căn bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè cha mẹ cần cảnh giác
Sự thay đổi thời tiết liên tục trong mùa hè có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Nắng nóng có thể làm thức ăn dễ bị ôi thiu, nếu bảo quản không kỹ lưỡng sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, bệnh hô hấp do các loại siêu vi, và các bệnh viêm da, nhọt da.
Ngoài ra, khi trẻ vận động dưới nắng nóng trong thời gian dài mà không được bổ sung nước đầy đủ, cơ thể trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều, dẫn đến mất nước và điện giải, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể bị sốc nhiệt.
Các bác sĩ lưu ý, khi trẻ hoạt động trong môi trường nóng kéo dài và có các biểu hiện như sốt cao, da khô nóng, mạch nhanh, thở nhanh, nôn ói, lơ mơ, đi đứng không vững hoặc hôn mê, co giật... thì đó là dấu hiệu của sốc nhiệt ở trẻ.
Các bệnh lý của đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp do vi rút, ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác như lỵ, tả có triệu chứng: sốt, nôn ói, tiêu lỏng nhiều lần, đau bụng…
Nguy hiểm hơn, trẻ rất dễ bị nhiễm siêu vi như cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, rubella gây tổn thương đường hô hấp, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hay nhiễm khuẩn trực tiếp gây viêm tai giữa và viêm phổi.
Ngoài ra, viêm màng não cũng là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm thường gặp vào mùa hè ở trẻ em. Bệnh có thể gây ra những diễn tiến nặng nếu không được phát hiện kịp thời. Ngoài ra, trẻ dưới 5 tuổi còn có nguy cơ cao bị mắc bệnh lý chân tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Trong số các bệnh lý vào mùa hè kể trên, viêm màng não là bệnh lý nặng, gây ảnh hưởng sự phát triển vận động và bại não với nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và thực hiện những phương pháp phòng ngừa bệnh ngay từ sớm cho trẻ, đặc biệt là tiêm các vắc-xin phòng ngừa não mô cầu.
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo, tiêm phòng vắc-xin là công cụ hữu hiệu nhất giúp tăng đề kháng và phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa hè
-
Tin mới y tế ngày 25/12: Viêm đường hô hấp gia tăng vì ô nhiễm không khí -
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh -
Ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong trong năm 2024 -
Bộ Y tế đề xuất chính sách hỗ trợ sinh viên ngành Y tương tự ngành Sư phạm -
Nỗ lực bảo vệ sức khỏe Nhân dân trong bối cảnh khó khăn, thách thức -
Chiến dịch tuyên truyền chống thuốc lá thế hệ mới: Cấp thiết vì sức khỏe cộng đồng -
Tin mới y tế ngày 24/12: Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạo
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024