
-
Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025
-
Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm
-
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em
-
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt -
Tai biến thẩm mỹ gia tăng đáng báo động
Tamiflu thường được sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý sử dụng Tamiflu khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng điều trị cúm Tamiflu
Thạc sỹ, bác sỹ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, Tamiflu là thuốc kháng virus được kê đơn để điều trị bệnh cúm mùa, có thể sử dụng cho trẻ em.
Mặc dù Tamiflu không làm giảm hoàn toàn các triệu chứng cúm, nhưng nó có thể giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, rút ngắn thời gian mắc cúm và hạn chế nguy cơ các biến chứng do cúm.
![]() |
Tamiflu thường được sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý sử dụng Tamiflu khi chưa có chỉ định của bác sỹ. |
Tamiflu đã được phê duyệt sử dụng từ năm 1999 cho trẻ em từ 2 tuần tuổi trở lên. Các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ, vì vậy nó được coi là an toàn khi sử dụng. Cơ chế hoạt động của Tamiflu là ngăn cản virus cúm nhân lên trong cơ thể. Dù Tamiflu không phải là thuốc kháng sinh, nó cũng cần phải được bác sỹ kê đơn.
Theo bác sỹ Nguyệt, bác sỹ chỉ kê đơn Tamiflu khi trẻ có triệu chứng cúm và kết quả thử nghiệm dương tính với cúm A hoặc cúm B, và cần sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng. Trẻ em có thể sử dụng Tamiflu nếu có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, sổ mũi, viêm họng, đau người hoặc mệt mỏi.
Trong trường hợp trẻ có các triệu chứng cúm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ cao mắc các biến chứng do cúm, bác sỹ có thể chỉ định sử dụng Tamiflu dù ở giai đoạn muộn hơn. Các yếu tố nguy cơ bao gồm trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, hoặc bệnh tim phổi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Tamiflu có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của cúm, như suy hô hấp hoặc tử vong. Tamiflu còn giúp giảm nguy cơ viêm phổi và các vấn đề sức khỏe khác dẫn đến nhập viện. Thời gian mắc bệnh của trẻ có thể giảm từ 1 đến 3 ngày, giúp trẻ nhanh chóng trở lại các hoạt động hàng ngày, như đi học và vui chơi.
Khi sử dụng sớm, Tamiflu cũng có thể ngăn ngừa viêm tai giữa, một biến chứng phổ biến khi cúm tiến triển. Đặc biệt, Tamiflu có thể giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh để điều trị các biến chứng do nhiễm vi khuẩn khác ở trẻ từ 1 đến 12 tuổi.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhấn mạnh rằng Tamiflu hiệu quả nhất khi sử dụng trong vòng 48 giờ từ khi có triệu chứng cúm. Vì vậy, nếu cha mẹ nhầm lẫn giữa cảm lạnh thông thường và cúm, có thể sẽ bỏ lỡ thời gian điều trị lý tưởng. Nếu nghi ngờ trẻ mắc cúm, hãy đưa trẻ đến bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tamiflu có thể không hiệu quả với một số chủng cúm nhất định, như chủng H1N1 (năm 2009). Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng Tamiflu mà phải có chỉ định của bác sỹ.
Các tác dụng phụ chính của Tamiflu bao gồm buồn nôn và nôn. Hiếm gặp, có thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như ảo giác, hoang mang, co giật hoặc các vấn đề thần kinh. Nếu trẻ có dấu hiệu thay đổi hành vi bất thường, cha mẹ cần liên hệ với bác sỹ ngay lập tức.
Tamiflu còn có tác dụng ngăn ngừa cúm khi được sử dụng trước khi có triệu chứng, nhưng chỉ được kê đơn cho những trẻ có nguy cơ mắc cúm nặng. Tuy nhiên, bác sỹ Nguyệt khuyến cáo rằng cách tốt nhất để phòng ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là tiêm phòng cúm theo mùa hàng năm.
Không chủ quan với bệnh ho gà ở trẻ
Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã xác nhận trường hợp bệnh nhi Th.A.V., 7 tháng tuổi, ở xã Đắc Nhau, huyện Bù Đăng, tử vong do mắc bệnh ho gà.
Đây là trường hợp thứ 6 mắc bệnh ho gà tại huyện Bù Đăng, trong đó có 2 ca tử vong và 4 ca đã khỏi bệnh. Trường hợp tử vong gần nhất là bé Ph.Th.Th.Nh., 2 tháng tuổi, ở thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tử vong vào ngày 27/12/2024, sau hơn một tuần điều trị bệnh ho gà.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, bé Th.A.V. sau khi sinh có sức khỏe tốt và phát triển bình thường. Tuy nhiên, vào ngày 5/1/2025, bé bắt đầu có triệu chứng ho kéo dài, mỗi cơn ho kéo dài từ 1 đến 2 phút, kèm theo sốt nhẹ.
Dù vậy, bé vẫn bú tốt và tỉnh táo. Sau hai ngày, các triệu chứng không giảm, và bé được mẹ đưa đi khám tại phòng khám tư nhân, nơi được chẩn đoán mắc viêm phế quản và điều trị bằng thuốc trong 4 ngày.
Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, tình trạng của bé không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm. Bé mệt mỏi, bú ít hơn, và cơn ho kéo dài hơn.
Ngày 11/1, bé được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng và được chẩn đoán viêm phổi nặng. Sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước với chẩn đoán viêm phổi nặng, và tình trạng không cải thiện. Bé không thể bú và chỉ có thể thở oxy.
Vào lúc 18h30 ngày 11/1, bé tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, bé được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt với các chẩn đoán viêm phổi nặng, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, ho gà và giãn não thất.
Mặc dù đã trải qua quá trình điều trị tích cực, nhưng tình trạng của bé không có tiến triển. Vào ngày 5/2, bé được trả về nhà, nhưng không lâu sau đó, bé đã qua đời.
Qua điều tra dịch tễ, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng xác định rằng bé Th.A.V. chỉ ở nhà sau khi sinh và không tiếp xúc với người ngoài gia đình.
Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng đã giám sát các hộ gia đình xung quanh nhưng không phát hiện thêm ca bệnh ho gà hoặc ho sốt. Trung tâm cũng đã tuyên truyền, vận động các gia đình đưa trẻ đi tiêm phòng.
Chính quyền huyện Bù Đăng đã chỉ đạo các ban ngành và đoàn thể tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh ho gà. Các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bệnh đã được thực hiện rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các cơ sở y tế cũng đã tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ, đồng thời rà soát đối tượng cần tiêm chủng mở rộng.
Lãnh đạo UBND huyện Bù Đăng cũng nhấn mạnh việc triển khai các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, bảo đảm môi trường sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng và duy trì vệ sinh cá nhân nhằm giảm nguy cơ lây truyền bệnh.
Nhiễm bệnh nặng vì thú cưng
Bệnh nhân N.L, nữ, 65 tuổi, đến từ Quảng Ninh, có tiền sử tăng huyết áp, nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị kéo dài, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng và nước, kết hợp với ngứa da kéo dài hơn một tháng. Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã được điều trị tại một bệnh viện gần nhà và có sự cải thiện tạm thời, tuy nhiên bệnh tái phát sau đó.
Qua khai thác lịch sử tiếp xúc, gia đình bệnh nhân cho biết họ nuôi một con chó lớn (nặng khoảng 25kg), có tiền sử nôn ra sán. Dù vậy, gia đình không chú ý và vẫn tiếp xúc trực tiếp với chó mà không sử dụng biện pháp bảo vệ như găng tay hay giày dép khi dọn phân. Điều này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm ký sinh trùng ở bệnh nhân N.L.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân xuất hiện các tổn thương ngoài da đặc trưng, bao gồm sẩn ngứa và các vết hằn tròn trên tay và thân mình, kèm theo dấu hiệu của giun di chuyển dưới da.
Đây là một trong những dấu hiệu lâm sàng điển hình của nhiễm giun sán, đặc biệt là giun đũa chó mèo (Toxocara spp). Sau khi tiến hành các xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) và giun đũa chó mèo.
Các chỉ số xét nghiệm cho thấy sự phản ứng mạnh mẽ của cơ thể bệnh nhân đối với ký sinh trùng, với chỉ số IgE tăng vọt lên 1.652 IU/mL (cao gấp hơn 16 lần mức bình thường dưới 100 IU/mL).
Đồng thời, bạch cầu ưa axit của bệnh nhân cũng tăng lên 12,7% (so với mức bình thường 2-8%), cho thấy cơ thể đang đối diện với một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng do giun sán.
Theo các chuyên gia, giun đũa chó mèo (Toxocara spp) thường ký sinh trong ruột non của chó và mèo, đặc biệt phổ biến ở chó con dưới 3 đến 6 tháng tuổi. Mỗi ngày, giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng theo phân chó ra ngoài và có thể sống ở ngoại cảnh nhiều tháng.
Giun đũa chó mèo có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, ngứa, kích ứng da và giảm cân. Tẩy giun định kỳ cho chó mèo giúp ngăn ngừa sự lây lan của ký sinh trùng, bao gồm giun đũa chó mèo và sán lá gan lớn.
Vệ sinh môi trường sống của chó mèo: Đảm bảo khu vực nuôi dưỡng thú cưng luôn sạch sẽ, tránh tình trạng giun sán phát triển trong môi trường sống của chúng.
Sử dụng găng tay và giày dép khi tiếp xúc với thú cưng: Đặc biệt là khi dọn phân, cần sử dụng các biện pháp bảo vệ để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ký sinh trùng.
Vệ sinh quần áo và dụng cụ sau khi tiếp xúc với thú cưng: Giặt rửa quần áo, tẩy rửa dụng cụ, và làm sạch các khu vực có nguy cơ nhiễm giun sán sau khi tiếp xúc với thú cưng.
Lau sàn nhà và vệ sinh tay sạch sẽ: Sử dụng dung dịch sát khuẩn để lau sàn nhà thường xuyên, đồng thời rửa tay kỹ trước khi ăn.
TS.Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh, việc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa không chỉ bảo vệ sức khỏe của cá nhân mà còn là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa bệnh giun đũa chó mèo và các bệnh ký sinh trùng liên quan.
Việc nuôi thú cưng mang đến nhiều lợi ích, nhưng nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh và phòng ngừa, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm ký sinh trùng là rất cao. Vì vậy, mỗi người cần chủ động chăm sóc sức khỏe cho cả bản thân, gia đình và thú cưng, để đảm bảo môi trường sống lành mạnh và an toàn cho tất cả.

-
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em -
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em -
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt -
Tăng giá thuốc điều trị cúm để trục lợi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc -
Thu hồi thuốc Rabewell-20 không đạt tiêu chuẩn chất lượng -
Từ ngày 18/2: Nhận và trả kết quả hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 18/2: Số ca mắc tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm gia tăng tại Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang