-
Nhiều cửa hàng thực phẩm lớn bị xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Doanh nghiệp hóa dược Việt chưa đủ năng lực sản xuất thuốc chuyên khoa -
Cúm mùa và biến chứng viêm phổi -
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Tin mới y tế ngày 31/10: Phát hiện thêm phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền”
Phát hiện sớm nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng để can thiệp kịp thời
Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, ở nước ta, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ giảm mạnh, tuy nhiên suy dinh dưỡng thể thấp còi tỷ lệ còn cao.
Bình quân khoảng 10 trẻ có 2 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, tỷ lệ này đặc biệt còn rất cao ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng đến trí tuệ, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, TS. Phan Hữu Phúc, Tổng thư ký Hội Nhi khoa Việt Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng đến năm 2020, lần lượt có 19,6% và 14,8% trẻ em độ tuổi < 5 và 5-19 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Cùng đó, tốc độ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi hằng năm đang chậm lại, ở mức dưới 1%/năm kể từ năm 2015.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng đến năm 2020, lần lượt có 19,6% và 14,8% trẻ em độ tuổi < 5 và 5-19 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi. |
Chiều cao người trưởng thành Việt Nam vẫn đang nằm trong 30% các quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới, trung bình nam giới chưa được 1.7m, còn nữ giới chưa đạt 1m6.
Theo các bác sỹ, chiều cao của người trưởng thành phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề tầm vóc những năm đầu đời. Một trẻ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thì chiều cao về sau sẽ kém.
Thực tế vấn đề dinh dưỡng cộng đồng và trong bệnh viện, đặc biệt là điều trị nội trú còn nhiều vấn đề. Hiện nay, mỗi bệnh viện có form sàng lọc đánh giá về dinh dưỡng khác nhau, chưa thống nhất bộ công cụ sàng lọc, đánh giá.
Đánh giá chủ yếu tập trung nhiều về suy dinh dưỡng cấp tính, thường bỏ sót sàng lọc/can thiệp trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi; chưa chú trọng đến nguy cơ suy dinh dưỡng và can thiệp đối với những trẻ bị bệnh và đang có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Để cải thiện vấn đề suy dinh dưỡng của trẻ cũng như nâng tầm vóc cho trẻ, các chuyên gia đều chú ý đến thực phẩm sẵn có ở địa phương. Tuy nhiên, rất cần vai trò sàng lọc, phát hiện sớm nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng để can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục đầu tư hơn nữa các hoạt động can thiệp dinh dưỡng ở cộng đồng như là truyền thông giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ;
Phải theo dõi và quản lý chặt chẽ tình trạng phát triển của trẻ; cùng đó tăng cường chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt là 1.000 ngày đầu đời, đặc biệt là nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung thức ăn hợp lý…
Cùng đó, tăng cường kết nối liên tục theo vòng đời và liên tục từ gia đình đến cơ sở y tế và ngược lại, đồng thời bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ.
Gánh nặng bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, tiến triển âm thầm. Đường trong máu cao, kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như tổn thương mắt gây ra mù loà; suy thận; nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi.
Đặc biệt, biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim..., là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân đái tháo đường.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), cứ 24h, trên thế giới lại có 3.600 trường hợp đái tháo đường mới được chẩn đoán, 580 người bị tử vong, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người bị suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù do bệnh đái tháo đường gây nên.
Đáng lo ngại hơn, trong cộng đồng có trên 50% bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lớp trẻ khi tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh...
Một thực tế cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh đái tháo đường là số ca tử vong do đái tháo đường cao hơn rất nhiều so với các bệnh truyền nhiễm từ trước đến nay vẫn được coi là nguy hiểm.
Số ca tử vong toàn cầu của bệnh đái tháo đường năm 2015 là 5 triệu người, trong khi cũng trong giai đoạn này, số ca tử vong do HIV/AIDS là 1,5 triệu người, do bệnh lao là 1,5 triệu người và do sốt rét là 0,6 triệu người.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thời gian qua đã cho chúng ta nhận thức rõ ràng rằng bệnh đái tháo đường là 1 trong những bệnh lý nền gây tử vong cao nhất ở bệnh nhân mắc Covid-19.
Để giảm gánh nặng bệnh theo các bác sỹ, phải làm cho người bệnh nhận thức được đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa kéo dài suốt cả đời. Bệnh chỉ có thể được quản lý tốt nếu chính người bệnh hiểu được họ cần phải làm gì.
Ở mức độ cộng đồng, các khái niệm về tiền đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường như: quá cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid... phải được tư vấn, tuyên truyền, giải thích để phát hiện sớm.
Có vậy, việc phòng chống bệnh đái tháo đường mới hiệu quả, sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị và đề phòng được các biến chứng sau này. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ hạnh phúc cho bản thân và gia đình của người bệnh.
Bệnh viện K sắp có cơ sở 4
GS-TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết tới đây, Bệnh viện K sẽ xây dựng cơ sở 4 tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì (Hà Nội) quy mô khoảng 8,6 ha để phát triển kỹ thuật cao như xạ trị proton, những kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất trên thế giới.
Theo đó, Bệnh viện K cơ sở 4 sẽ đặt Trung tâm xạ trị Proton, khu sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ tại chỗ và một số giường điều trị.
Trung tâm xạ trị Proton của Bệnh viện K là Trung tâm Proton đầu tiên ở miền Bắc sẽ sử dụng điều trị các ung thư thần kinh, đặc biệt ở trẻ em và các ung thư phổi, tiền liệt tuyến...
Việc đầu tư xây dựng trung tâm ung thư chất lượng cao được trang bị các hệ thống máy xạ trị tiên tiến tầm khu vực và thế giới nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư, người bệnh có thể hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ngay tại Việt Nam, không phải đi nước ngoài điều trị.
Với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng xạ trị kỹ thuật cao trong điều trị ung thư là một vấn đề rất được quan tâm, nhiều các chuyên gia, bác sỹ và nhà quản lý có kinh nghiệm trong cả nước đã đề cập đến những tiến bộ của xạ trị trong nghiên cứu và điều trị ung thư.
-
Tin mới y tế ngày 2/11: Phát hiện sớm nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng -
Chưa hết lo khi người bệnh bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài -
Thế hệ con một và áp lực chữa vô sinh -
Tin mới y tế ngày 1/11: Phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư thực quản -
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại -
Dẹp nạn thẩm mỹ “chui”, kém chất lượng -
Đột phá của liệu pháp tế bào trong điều trị bệnh lý ung thư
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024