
-
Tin mới y tế ngày 3/4: Bạo hành nhân viên y tế là hành vi đáng bị lên án
-
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo xét tuyển viên chức
-
Siết chặt thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành
-
Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tư vấn và phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân ung thư
-
Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm quy định ghi nhãn -
Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao
Vụ 6 người ngộ độc methanol sau uống rượu trái cây: Bộ Y tế đề nghị 3 tỉnh, thành vào cuộc
Vào trưa ngày 19/12/2024, tại quận Long Biên (Hà Nội), một vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra khiến hai người tử vong và nhiều người khác phải nhập viện cấp cứu.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong số 20 bệnh nhân nhập viện, 14 người bị hội chứng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc - toan chuyển hóa tăng lactate. Cơ quan chức năng xác định nguyên nhân là ngộ độc hóa chất acetonitrile có trong rượu trắng mà những người tham gia bữa tiệc đã uống.
Tiếp theo, vào ngày 22/12/2024, Bệnh viện Vũng Tàu tiếp nhận 4 bệnh nhân nghi ngộ độc rượu methanol. Một bệnh nhân trong số này đã hôn mê. Đây là ví dụ điển hình về tác hại của việc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, thường chứa methanol - một chất cực kỳ nguy hiểm.
Ngộ độc rượu, đặc biệt là từ những loại rượu không rõ nguồn gốc hoặc rượu tự nấu, cũng là vấn đề nghiêm trọng vào dịp cuối năm. Các cơ quan chức năng đã cảnh báo về nguy cơ ngộ độc rượu gia tăng trong các dịp lễ Tết, khi nhiều người lạm dụng rượu.
“Những loại rượu không rõ nguồn gốc, đặc biệt là rượu thủ công, thường được pha trộn với cồn công nghiệp methanol để tăng nồng độ cồn và giảm chi phí sản xuất. Methanol khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid formic và formaldehyde, gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, thận và hệ thần kinh, có thể dẫn đến mù lòa, tử vong,” TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết.
Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc rượu, đặc biệt trong dịp lễ Tết, mỗi người cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản. Theo khuyến cáo, người dân nên uống rượu một cách có kiểm soát và không vượt quá mức cho phép để giảm nguy cơ ngộ độc cồn.
Một nguyên tắc quan trọng là không uống rượu khi bụng đói. Uống khi chưa ăn sẽ khiến cơ thể hấp thụ cồn nhanh chóng, làm tăng nguy cơ ngộ độc. Nếu cảm thấy say hoặc có các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, cần dừng ngay việc uống rượu và chuyển sang uống nước lọc hoặc các đồ uống không cồn để cơ thể hồi phục.
Khi lựa chọn rượu, hãy mua từ các cửa hàng, cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua các loại rượu không rõ nguồn gốc, đặc biệt là rượu giả hoặc kém chất lượng, vì chúng có thể chứa các chất độc hại như methanol. Cũng nên kiểm tra nhãn mác và hạn sử dụng của rượu để tránh sử dụng sản phẩm đã hết hạn.
Ngoài ra, không kết hợp rượu với các chất gây hại khác là điều quan trọng. Rượu có thể tương tác với một số loại thuốc, gây nguy hiểm cho gan, thận và hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nên tránh kết hợp rượu với các thực phẩm không an toàn, như hải sản sống hoặc thịt chưa chín, vì điều này có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.
Theo TS.Nguyễn Trung Nguyên, trong dịp cuối năm, người dân cần uống rượu bia ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống, uống từ từ, kết hợp với ăn uống và xen kẽ với nước lọc.
Đặc biệt, người thân cần chú ý theo dõi người say rượu. Nếu người say vẫn nhận biết được, hãy cho ăn uống thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn, sữa, nước hoa quả có đường, nước canh, cháo loãng để cung cấp năng lượng, tránh tình trạng hạ đường huyết. Đồng thời, gia đình cần quan sát các dấu hiệu nặng ở người say rượu để đưa đi cấp cứu kịp thời.
Chẳng hạn, nếu uống phải rượu methanol, bệnh nhân sẽ bị nhức đầu, lơ mơ, mất tri giác, mất thị lực, hôn mê. Các triệu chứng này thường không xuất hiện ngay trong cuộc nhậu, mà hầu hết bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng nguy kịch sau khoảng 1 ngày. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.
Một số ca bệnh nặng, dù được cứu sống, nhưng quá trình điều trị rất khó khăn. Ngoài việc thở máy, bệnh nhân phải lọc máu liên tục và thực hiện các giải pháp lọc độc chất, với chi phí điều trị có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Crilin Women Health bị “tuýt còi” vì quảng cáo như thuốc chữa bệnh
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên Trinh Nữ Hoàng Cung Crilin Women Health, do có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật.
Hiện nay, theo thông tin phản ánh từ một số website, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên Trinh Nữ Hoàng Cung Crilin Women Health đang bị quảng cáo với nội dung gây hiểu nhầm, như thể sản phẩm này có tác dụng chữa bệnh.
Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm đã dẫn đường link quảng cáo trên kênh TikTok hoanghuong.medi889, nơi sản phẩm được giới thiệu có khả năng bảo vệ sức khỏe như cây trồng. Thành phần trong Crilin Women Health bao gồm các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư từ cây Trinh Nữ Hoàng Cung, và sản phẩm này hiện đang được thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện K.
Tương tự, trên kênh @fanhoanghuong.office cũng đăng tải video giới thiệu sản phẩm với thành phần như cao khô Trinh Nữ, cao liên nhục, cao cát căn, ngải cứu. Theo quảng cáo, sản phẩm này hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, cải thiện tuần hoàn máu và đặc biệt hỗ trợ điều trị u xơ cổ tử cung, u tuyến vú lành tính.
Đáng chú ý, trong video này, người quảng cáo còn đưa ra “những câu chuyện nhân văn” liên quan đến sản phẩm. Một trong những câu chuyện kể về một bệnh nhân bị vô sinh thứ cấp do u nang, sau khi sử dụng sản phẩm đã hết khối u và sau đó mang thai, sinh con. Sản phẩm này được khuyến nghị sử dụng để dự phòng hoặc hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh u xơ cổ tử cung và u tuyến vú lành tính.
Theo Cục An toàn thực phẩm, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên Trinh Nữ Hoàng Cung Crilin Women Health do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Dược (địa chỉ: Lô F3, Đường N5, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) công bố. Sản phẩm này đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 2320/2021/ĐKSP vào ngày 16/3/2021.
Ngày 12/8/2021, Cục An toàn thực phẩm đã cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 2288/2021/XNQC-ATTP cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Thiên Nhiên True Natural Việt Nam. Tuy nhiên, vào ngày 12/4/2023, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định số 134/QĐ-ATTP thu hồi Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 2288/2021/XNQC-ATTP theo yêu cầu của Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Thiên Nhiên True Natural Việt Nam.
Hiện tại, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh và xử lý các đường link vi phạm quảng cáo nêu trên.
Trong quá trình các cơ quan chức năng tiến hành xử lý, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không nên căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm để quyết định mua và sử dụng sản phẩm qua các đường link này, vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tài chính của người tiêu dùng.
Hà Nội: Hơn 1.200 ca mắc sởi, số ca mắc bệnh tay chân miệng đang gia tăng
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến 28/3), toàn thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, tăng 7 ca so với tuần trước đó.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân, trong đó Nam Từ Liêm dẫn đầu với 25 ca, tiếp đến là Hoàng Mai với 19 ca, Bắc Từ Liêm và Long Biên mỗi nơi có 14 ca, Thanh Trì có 13 ca, Hà Đông, Đống Đa, Thường Tín mỗi nơi có 9 ca.
Cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.247 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã và 1 trường hợp tử vong. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2024 không ghi nhận ca bệnh.
Bệnh nhân mắc sởi chủ yếu ở các nhóm tuổi: 11% dưới 6 tháng tuổi, 14% từ 6-8 tháng tuổi, 11% từ 9-11 tháng tuổi, 23% từ 1-5 tuổi, 15% từ 6-10 tuổi và 25% trên 10 tuổi.
Theo nhận định của CDC Hà Nội, số ca mắc sởi trong tuần qua tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ. Dự báo, trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm ca bệnh.
Ngoài ra, trong tuần qua, thành phố cũng ghi nhận thêm 186 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 28 quận, huyện, thị xã; 120 xã, phường, thị trấn, tăng 80 trường hợp so với tuần trước. Một số quận, huyện có số ca bệnh cao như: Hà Đông với 26 ca, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm mỗi nơi 20 ca, Thanh Trì có 18 ca, Chương Mỹ có 13 ca, Hoài Đức có 10 ca.
Từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 582 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân phân bố tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã.
Trong tuần qua, thành phố cũng ghi nhận thêm 2 ổ dịch tay chân miệng, một ổ dịch tại cộng đồng ở phường Phúc La, quận Hà Đông và một ổ dịch trong trường học tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 8 ổ dịch tay chân miệng, hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động, trong đó có 3 ổ dịch tại quận Hà Đông và 1 ổ dịch tại quận Đống Đa.
Theo nhận định của CDC Hà Nội, số mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hàng năm, chủ yếu là các ca bệnh tản phát và ghi nhận một số ổ dịch tại trường mầm non và cộng đồng. Dự báo, số mắc tay chân miệng sẽ tiếp tục gia tăng.
Ngoài sởi và tay chân miệng, tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 6 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 1 ca so với tuần trước. Tổng cộng từ đầu năm 2025, Hà Nội đã ghi nhận 199 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2024. Các ca bệnh rải rác tại 27 quận, huyện, thị xã.
Các bệnh khác như ho gà, não mô cầu, liên cầu lợn không ghi nhận ca bệnh trong tuần. Trong tuần tới, các quận, huyện, thị xã sẽ tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng, đặc biệt là trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và trẻ từ 1 đến 10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi.
Đồng thời, các đơn vị cũng sẽ tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh hoặc ổ dịch.
-
Tin mới y tế ngày 3/4: Bạo hành nhân viên y tế là hành vi đáng bị lên án
-
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo xét tuyển viên chức
-
Siết chặt thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành
-
Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tư vấn và phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân ung thư
-
Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm quy định ghi nhãn -
Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ: Chung tay hành động để giảm tỷ lệ tự kỷ ở trẻ em Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 2/4: Bộ Y tế đề nghị 3 tỉnh, thành vào cuộc vụ 6 người ngộ độc rượu -
Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao -
Không nên chủ quan trước triệu chứng nhìn mờ bất thường -
Tin mới y tế ngày 1/4: Hà Nội giảm gánh nặng do bệnh ung thư -
Nỗi đau từ bệnh dại: Cảnh báo từ những trường hợp tử vong thương tâm
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng