-
Hà Nội: Cứu chữa miễn phí người bị nạn do ảnh hưởng của bão số 3 -
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch
Vi phạm an toàn thực phẩm giảm so với cùng kỳ
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành y tế kiểm tra 232.702 cơ sở, phát hiện 15.046 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 6,46% cơ sở được kiểm tra, giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Ảnh minh họa |
Bình quân số tiền phạt đối với 1 cơ sở trong 6 tháng đầu năm 2024 là 8,69 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (4,09 triệu đồng).
Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 70 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 2.942 người mắc và 12 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 4 vụ (6,1%), số người mắc tăng 1.986 người, số tử vong giảm 1 người.
Nguyên nhân là do đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm có số lượng lớn người mắc, liên quan đến vi sinh vật (điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột).
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai từ Trung ương đến địa phương, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành.
Các chương trình giám sát an toàn thực phẩm được duy trì, mở rộng kiểm tra chuyên ngành sang thanh tra đột xuất đã giúp kịp thời phát hiện, cảnh báo, áp dụng các biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm.
Còn theo đại diện Bộ Công an, thời gian qua, cơ quan Công an đã quyết liệt kiểm tra về an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm, các đơn vị trong Công an đã phát hiện, đấu tranh, xử lý 3.060 vụ (tăng 31 vụ so với cùng kỳ năm 2023) với 3.074 đối tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; khởi tố 6 vụ với 10 đối tượng (trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ khởi tố 1 vụ).
Công bố dịch sởi phụ thuộc khả năng đáp ứng của địa phương
Bộ Y tế đánh giá có 18 tỉnh, thành nằm trong nhóm nguy cơ bùng phát dịch như: TP.HCM, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk...
Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã ghi nhận hơn 500 ca mắc sởi, trong đó 3 trường hợp tử vong. TS.Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, việc công bố dịch sởi cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đánh giá về dịch sởi tại TP.HCM, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay, mặc dù có số ca mắc cao nhưng ngay từ đầu đã chuẩn bị rất tốt, có kế hoạch tiêm chủng vaccine sởi để chuẩn bị cho đợt dịch này.
Đối với việc công bố dịch, sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính, đó là theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và khả năng đáp ứng của địa phương.
Ông Đức cũng thông tin, theo Luật Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, thành phố Hồ Chí Minh đã đủ căn cứ để công bố dịch sởi. Tuy nhiên, việc công bố dịch còn căn cứ vào khả năng đáp ứng của thành phố.
Theo quy định với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, trong đó có bệnh sởi thì một xã, phường, thị trấn được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ ba năm gần nhất.
Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên. Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.
Theo quy định, TP.HCM có thể công bố dịch sởi. Tuy nhiên, việc công bố dịch ngoài theo quy định của luật còn căn cứ theo khả năng đáp ứng, nguồn lực và đánh giá chuyên môn của thành phố. Việc công bố dịch hay không sẽ do địa phương quyết định."
Theo quy định, khi công bố dịch, vắc-xin và tất cả nguồn lực cần thiết các địa phương sẽ sử dụng tại chỗ, Trung ương sẽ không hỗ trợ vì Trung ương chỉ hỗ trợ vắc-xin cho chương trình tiêm chủng thường xuyên, còn việc chống dịch thì địa phương phải tự chủ động.
Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc, trong đó TP.HCM nhận hơn 500 ca mắc. Tại TP.HCM, bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường xã, 16 quận, huyện; trong đó 9 quận huyện có 2 ca trở lên, 3 quận huyện có số ca sởi cao nhất là huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận Bình Tân. Đáng chú ý, năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi.
Thận trọng đối phó với đậu mùa khỉ
Ngày 14/8/2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm (PHEIC) nhằm huy động các nguồn lực y tế công cộng toàn cầu và khu vực để giám sát, ứng phó tốt hơn với các mối đe dọa đang đặt ra.
Bắt đầu từ tháng 9/2022, Việt Nam ghi nhận trường hợp mắc MPOX đầu tiên thuộc nhánh Clade I. Từ đó đến nay, cả nước ghi nhận 202 ca bệnh với 8 trường hợp tử vong tại 18 tỉnh, thành phố. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 67 trường hợp mắc bệnh, 2 tử vong.
Tại khu vực phía Nam, trong 2 năm 2023-2024 ghi nhận 200 trường hợp (8 tử vong), trong đó nhiều nhất là: TP.HCM(156 ca), Long An (8 ca)...
Ðiều này cho thấy, trong bối cảnh MPOX gia tăng nhanh ở một số quốc gia trên thế giới, nhất là châu Phi với những biến chủng nguy hiểm hơn, dễ lây hơn ở cả người lớn và trẻ em đồng thời tỷ lệ tử vong cao hơn, hoàn toàn có thể xâm nhập vào Việt Nam với sự nguy hiểm cao hơn trong thời gian tới.
Sau sự bùng phát của dịch Covid-19 và với thông báo của WHO tuyên bố bùng phát bệnh MPOX là tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng, điều này sẽ làm nhiều người lo sợ và quan ngại sẽ phải đối mặt với một loại vi-rút khác có khả năng gây chết người với tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn Covid-19. Tuy nhiên, thay vì hoang mang lo lắng, chúng ta cần nâng cao sự thận trọng, chủ động trong công tác phòng chống, kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Việt Nam đã ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây với xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, tổng số ca bệnh vẫn còn ở mức thấp và chủ yếu là nhập cảnh từ nước ngoài, được cách ly, điều trị kịp thời. Chưa có các ổ dịch thứ phát tại cộng đồng nào được phát hiện mà chỉ dừng ở một số trường hợp tản phát.
Ngành Y tế Việt Nam đã có kế hoạch ứng phó với dịch bệnh, bao gồm: Tăng cường giám sát với việc tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phân tích tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp nghi ngờ; nâng cao năng lực xét nghiệm bảo đảm nhanh chóng và chính xác để xác định các ca bệnh sớm;
Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện y tế, thuốc men và dụng cụ y tế cần thiết để điều trị cho bệnh nhân và cập nhật thông tin và hướng dẫn cho cộng đồng các biện pháp phòng ngừa, nâng cao ý thức phòng bệnh trong cộng đồng; tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về MPOX.
Ðể bảo đảm những giải pháp đó, cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong công tác phòng chống bao gồm tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu và xây dựng kế hoạch.
Chuẩn bị và diễn tập các kịch bản phòng chống theo các tình huống và phù hợp với địa phương với sự tham gia hỗ trợ của các ban, ngành thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng chống dịch và hỗ trợ ngành y tế trong công tác giám sát, điều trị và xét nghiệm…
Thách thức lớn liên quan đến đậu mùa khỉ là hệ thống y tế hiện tại đang gặp nhiều cản trở và thách thức liên quan đến bảo đảm hậu cần, trang thiết bị và thuốc bao gồm cả xét nghiệm.
Ðể có sự chủ động như trước đây trong phòng chống dịch, cần có những điều chỉnh phù hợp thúc đẩy công tác dự phòng cũng như tạo cơ hội cho phát triển các giải pháp đặc hiệu hơn như vắc-xin nhằm chủ động phòng chống dịch.
Vắc-xin MPOX cũng không khác nhiều vắc-xin phòng đậu mùa trước đây, với khả năng công nghệ của Việt Nam, chúng ta có thể tạo ra vắc-xin nếu có thêm các hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
Và để thành công trong bất cứ can thiệp y tế nào cũng cần sự chung tay của người dân bằng việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh như vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bệnh, tuân thủ điều trị.
Mặt khác, chủ động theo dõi, cập nhật thông tin chính thức về dịch bệnh từ các cơ quan y tế; thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các dấu hiệu nghi ngờ cũng như tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
-
Phát hiện ung thư phổi từ triệu chứng đau thắt lưng -
Tin mới y tế ngày 12/9: Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ -
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang