-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Đột quỵ khi đang chơi thể thao
Ngày 19/2, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, ông Mạnh (ngụ tại Hà Nội) được ThS.BS Dương Công Lĩnh, khoa Tim mạch thăm khám lâm sàng và chỉ định định đo điện tim, các xét nghiệm kiểm tra sau khi xuất hiện triệu chứng mệt nhiều sau khi đánh cầu lông.
Kết quả cho thấy ST (chỉ số điện tim) chênh lên, dấu hiệu của đột quỵ tim cấp (nhồi máu cơ tim cấp).
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Lĩnh cho biết, ST chênh lên trên điện tim là dấu hiệu gợi ý của tổn thương tim. Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên xảy ra khi một động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, khiến phần lớn cơ tim không được cung cấp đủ máu. Đây là dạng đột quỵ tim nghiêm trọng, đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không can thiệp kịp thời.
Các bác sĩ lập tức chỉ định người bệnh chụp mạch vành tìm nguyên nhân. Trên phim chụp mạch vành thấy xuất hiện huyết khối gây tắc hoàn toàn nhánh mạch vành bên phải. Các xét nghiệm khác cũng cho thấy người bệnh có tình trạng hoại tử cơ tim - men tim troponin T tăng rất cao, mắc rối loạn mỡ máu.
Khai thác tiền sử bệnh lý, được biết ông Mạnh là người chơi thể thao và luyện tập đều đặn. Mỗi ngày dành khoảng 3-4 tiếng chơi thể thao. Trước nhập viện 1 ngày, ông thấy mệt mỏi sau khi chơi thể thao, tự kiểm tra nhịp tim thấy tăng hơn 100 nhịp/ phút, huyết áp là 150/110 mmHg. Ông cho biết thêm, trước đó ông nhiều lần thấy huyết áp tăng nhưng chưa đi khám và điều trị.
Ông Mạnh được chỉ định nhập viện ngay, 1 tiếng sau các bác sĩ tiến hành can thiệp nong và đặt stent. Đây là phương pháp an toàn, không gây đau, người bệnh không cần sử dụng thuốc mê và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật. Trước khi đặt stent, bác sĩ sẽ nong mạch vành để “mở đường” đưa stent vào lòng động mạch.
Bác sĩ đưa ống thông có chứa quả bóng qua đường động mạch quay (ở tay) đến vị trí bị tắc. Bóng được bơm phồng giúp mạch mở rộng lòng mạch bị hẹp.
Tiếp đó, bác sĩ đưa stent vào vị trí bị hẹp và bung ra, giúp dòng máu lưu thông lại bình thường, sau đó dùng bó cỡ lớn hơn giúp nong nở rộng tối ưu can thiệp đặt stent. Kết thúc quá trình nong và đặt stent chỉ sau 30 phút.
Sau can thiệp, huyết khối được loại bỏ, nhánh mạch vành được tái thông, stent đặt đúng vị trí, tưới máu tốt. Ông Mạnh xuất viện sau 2 ngày.
Theo bác sĩ Lĩnh, sau can thiệp đặt stent, người bệnh có thể trở lại chơi thể thao như bình thường tuy nhiên cần lựa chọn các bộ môn phù hợp, không gắng sức quá nhiều trong khi chơi thể thao.
Bác sĩ Lĩnh lý giải, mảng xơ vữa, huyết khối gây hẹp mạch vành hình thành do nguyên nhân tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.
Trường hợp của ông Mạnh, có thể trên nền hẹp mạch vành sẵn có do mảng xơ vữa gây ra, người bệnh chơi thể thao gắng sức nhiều làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng nhu cầu oxy cơ tim làm nứt vỡ mảng xơ vữa gây huyết khối tắc nghẽn hoàn toàn lòng mạch vành khiến người bệnh bị nhồi máu cơ tim.
Theo bác sĩ Lĩnh, đột quỵ khi chơi thể thao ngày càng có xu hướng gia tăng và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Để ngăn ngừa đột quỵ, người bệnh nên tầm soát sức khỏe để lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng.
Trước khi tập luyện thể thao cần khởi động kỹ và tăng dần mức độ tập để tim co bóp và dần thích nghi. Việc này cũng giúp cơ thể ấm lên, tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột đồng thời giúp các cơ bắp có thời gian thích ứng, không bị shock.
Ở trạng thái bình thường, nhịp tim sẽ giao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút. Khi tập luyện thể thao, nếu không khởi động và tập luyện gắng sức quá lâu sẽ khiến tim bị quá tải. Nhịp tim có thể đẩy lên cao, nếu hơn 180 nhịp/ phút sẽ vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể, dẫn tới suy tim, đột quỵ.
Bác sĩ Lĩnh khuyên, tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vận động không đúng là điều kiện gây khởi phát cơn đột quỵ. Những người gặp các vấn đề về tim mạch, dị dạng mạch máu não khi luyện tập có thể gây tăng huyết áp dẫn tới đột quỵ.
Hơn nữa, thể trạng mỗi người không giống nhau, mỗi người cần biết những bệnh lý tiềm ẩn để xây dựng chế độ luyện tập phù hợp, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Các bộ môn đòi hỏi nhiều sức bền như bóng đá, chạy bộ,… ưu tiên lứa tuổi thanh thiếu niên. Người cao tuổi, mắc các bệnh lý nền liên quan đến tim mạch, hô hấp tránh vận động quá sức. Đi bộ, đạp xe, yoga… là những lựa chọn phù hợp với người già.
Trường hợp xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, đánh trống ngực… trong và sau khi chơi thể thao hoặc những người có tình trạng luyện tập thể thao lâu dài cần đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch kiểm tra càng sớm càng tốt.
25% bệnh nhân đột quỵ não sống sót có nguy cơ tái phát
PGS-TS.Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, 25% bệnh nhân đột quỵ não tái phát trong 5 năm đầu.
Để giảm tỷ lệ tái phát, chúng tôi khuyến khích bệnh nhân quay trở lại với lối sống bình thường như trước khi bị đột quỵ não. Người bệnh nên hoạt động thể chất, tình dục và quay trở lại làm việc nếu có thể.
Dẫn số liệu của Hiệp hội Đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ, PGS-TS.Mai Duy Tôn cho biết, có 10% người bị đột quỵ não phục hồi gần như hoàn toàn; 25% phục hồi với những khiếm khuyết nhỏ và 40% khác trải qua các khiếm khuyết từ trung bình đến nặng, cần được chăm sóc đặc biệt.
Nghiêm trọng hơn, tỷ lệ đột quỵ não tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%. Điều đó có nghĩa là cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát.
Chính vì vậy, phục hồi chức năng sẽ giúp những người sống sót sau đột quỵ não học lại các kỹ năng bị mất sau khi một phần não bị tổn thương.
Liệu pháp phục hồi chức năng bắt đầu trong bệnh viện ngay giai đoạn cấp, sau khi tình trạng chung của bệnh nhân đã ổn định (Thông thường là trong vòng 24 đến 48 giờ sau đột quỵ não). Thời gian nằm viện trung bình trong giai đoạn cấp cho bệnh nhân đột quỵ não là từ 4 ngày (thiếu máu cục bộ) và 7 ngày (chảy máu não).
Những người sống sót sau đột quỵ thường được chuyển từ chăm sóc cấp tính đến một cơ sở phục hồi chức năng nội trú, một cơ sở điều dưỡng lành nghề hoặc một bệnh viện chăm sóc sau giai đoạn cấp dài hạn.
Tuy nhiên, nhà là nơi tốt nhất cho các bệnh nhân đột quỵ não trong tiến trình phục hồi. Bệnh nhân phục hồi sau đột quỵ não nên được đưa về nhà càng sớm càng tốt.
Thời gian tốt nhất để phục hồi sau đột quỵ não là trong một vài tháng đầu tiên. Bệnh nhân sẽ dần ổn định sau 3 đến 6 tháng và một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân vẫn có cơ hội phục hồi trong một đến hai năm tiếp theo. Phục hồi sau đột quỵ não là một quá trình cần phải kiên trì và tập luyện liên tục”, PGS-TS.Mai Duy Tôn cho hay.
-
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024