
-
Đề xuất giải pháp chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
-
Tăng cường nghiên cứu sản xuất thuốc phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
-
Không đủ chứng cứ kết luận nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tập thể tại Đà Nẵng
-
Tin mới về y tế ngày 9/8: Chấn chỉnh các cơ sở y tế quảng cáo "chữa khỏi bệnh đồng tính"; Bình Dương đang "khát" nhân lực y tế
-
[Infographic] Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 -
Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống cúm mùa
Tính đến tuần 25, TP. HCM ghi nhận 18.976 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 151,6% với cùng kỳ năm 2021 là 7.542 ca. Trong đó, số ca SXH nặng là 311 ca chiếm 1.6% tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Từ ngày 17/06/2022 đến 23/06/2022, TP. HCM ghi nhận 2.548 ca bệnh SXH, tăng 611 ca (31,6%) so với trung bình 4 tuần trước.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM, tuyến cuối chuyên tiếp nhận các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hiện đang ghi nhận nhiều bệnh nhân bị sốc, nguy kịch, phải hồi sức tích cực do sốt xuất huyết.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám cho trẻ bị sốt xuất huyết tại bệnh viện. Ảnh: CDC Đồng Nai |
Từ đầu tháng 6 đến nay, bệnh viện có khoảng 1.600 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện điều trị, trong đó có 200 bệnh nhân nặng gồm 46 trẻ em và 154 người lớn. Trong số các ca nặng, có 99 ca ở thành phố và 101 ca ở các tỉnh khác. Ngoài ra, số bệnh nhân đến khám liên quan tới sốt xuất huyết cũng tăng cao với hơn 4.800 ca.
Theo Bác sỹ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM cho biết: "Số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại khoa Nhiễm D trong hai tuần gần đây khá cao. Khoa Nhiễm D đã dự trù 40 giường dành cho các bệnh nhân sốt xuất huyết. Nhưng cho tới nay, số bệnh nhân tăng hơn 60 người nên khoa buộc phải kê thêm các giường dọc ngoài hành lang. Hiện số bệnh nhân điều trị nội trú do sốt xuất huyết chiếm hơn 50% công suất giường của bệnh viện".
Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng 100%. Bệnh nhân không những quá tải ở thành phố mà các tỉnh cũng quá tải vì các ca nặng do thiếu dịch cao phân tử nên ca nặng các tỉnh chuyển lên chiếm 80%. BV Nhi đồng thành phố đang có 5 ca thở máy, 8 ca cấp cứu do sốc. Hiện nay, nguồn dịch truyền cao phân tử trị SXH đã hết.
Các chuyên gia cho rằng, người dân còn chủ quan và thiếu kiến thức về bệnh SXH nên thường bỏ lỡ giai đoạn điều trị sớm, thuận lợi nhất. Có rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh trễ, nhập viện muộn. Thậm chí có bệnh nhân có các triệu chứng bệnh nhưng tới hơn một tuần sau mới nhập viện điều trị.
Ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh, bệnh nhân nên tới các trung tâm, cơ sở y tế để được chẩn đoán phát hiện bệnh sớm. Tuyệt đối không được tự mua thuốc, dịch truyền điều trị tại nhà. Người dân không được chủ quan trước bệnh SXH vì đây là bệnh rất nguy hiểm và có thể diễn tiến nhanh gây tử vong trong khoảng thời gian khá ngắn.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo tình trạng nhân viên y tế nghỉ hoặc bỏ việc
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có văn bản gửi các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc trung ương về việc báo cáo tình hình viên chức xin nghỉ việc hoặc bỏ việc.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, viên chức và nhân viên y tế đang gặp nhiều khó khăn như cường độ áp lực công việc cao; cơ sở vật chất của các đơn vị công lập còn hạn chế và môi trường làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Trong khi đó, thu nhập giảm đáng kể, nhất là tại các đơn vị y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa… Chính điều này, trong 2 năm vừa qua có nhiều viên chức y tế xin thôi hoặc bỏ việc.
Theo bà Đỗ Thị Thu Hà, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế Hà Nội có 857 nhân viên y tế, bác sĩ Hà Nội xin nghỉ việc và xin chuyển công tác trong gần 2 năm qua được UBND TP báo cáo HĐND TP. Hà Nội.
Tại TP. HCM con số này còn cao hơn khi chỉ tính riêng năm 2021 có hơn 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc và tính riêng quý 1-2022 đã có gần 400 người nghỉ việc.
Không có chuyện dư thừa vắc-xin phòng Covid-19
Trong thời gian qua, ngành y tế đã cố gắng hoàn thành mục tiêu triển khai tiêm nhắc lần 1 (mũi 3) đồng thời với triển khai tiêm nhắc lần 2 (mũi 4) từ tháng 5/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ. Đến nay có 230 triệu mũi tiêm đã được thực hiện và công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng vẫn được đảm bảo duy trì.
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Việt Nam là một trong những nước đi đầu và đạt kết quả rất cao về tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở các mũi cơ bản, số lượng cung ứng vắc-xin chỉ đáp ứng đủ tiêm nhắc lại cho người dân đủ và không có hiện tượng dư thừa. Bộ Y tế cũng đã có kế hoạch phân bổ cho các tỉnh theo đúng số đối tượng tiêm nhắc lại.
"Tuy nhiên trong tình trạng người dân chưa hiểu biết đầy đủ, chưa tích cực tham gia nên nhiều điểm tiêm chủng mở lọ vắc-xin ra nhưng người dân không đến tiêm chủng theo kế hoạch. Nhiều đơn vị mang giấy mời đến tận nhà nhưng người dân từ chối tiêm chủng"- PGS.TS Dương Thị Hồng nói.
Hiện kho lưu trữ còn 15 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19. Nếu chúng ta không sử dụng hiệu quả vắc-xin sẵn có sẽ gây lãng phí, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Để bảo vệ sức khỏe của mình, của gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch Covid-19 gia tăng trở lại trong bối cảnh biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tích cực và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin phòng Covid-19.

-
Đề xuất giải pháp chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
-
Tin mới về y tế ngày 12/8: Chưa có khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi
-
Cảnh giác với bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh tại Thủ đô
-
Tin mới y tế ngày 11/8: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần năm 2021; Nhiều ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội biến chứng nặng
-
Không chủ quan với "dịch chồng dịch" -
Tăng cường nghiên cứu sản xuất thuốc phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ -
Tin mới y tế ngày 10/8: Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an phối hợp đảm bảo an ninh bệnh viện; Tăng tốc tiêm vắc-xin cho nhóm trẻ 5-12 tuổi -
Không đủ chứng cứ kết luận nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tập thể tại Đà Nẵng -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5 - 12 tuổi trong tháng 8 -
Gánh nặng bệnh tật với các loại thuốc lá thế hệ mới -
TP. HCM sẽ triển khai thêm 24 trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình
-
1 Quy hoạch điện VIII: Chưa rõ thì chưa duyệt
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chúng ta cần chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất
-
3 Không để tiền ảo lọt lưới rửa tiền
-
4 Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp: Lợi thế lớn từ hàng ngàn tỷ đồng “của để dành”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/8
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á
-
Bitexco “bắt tay” hệ thống giáo dục Dwight phát triển Trường liên cấp quốc tế Dwight Hà Nội
-
MSB tiếp tục lọt danh sách "Nơi làm việc tốt nhất châu Á"
-
Agribank đóng góp tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”