-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó, trong thời gian tới, số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng.
Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.
Trong nước, tại các tỉnh phía Nam, thêm nhiều địa phương đã ghi nhận ca bệnh Covid-19 nhiễm các biến thể này.
Ảnh minh hoạ |
Ngày 2/8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương phát đi thông báo khẩn về kết quả giải trình tự gen virus SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP. HCM, khẳng định vừa phát hiện hai trường hợp nhiễm dòng phụ BA.5 trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Ngày 30/7, theo CDC Tiền Giang, đơn vị vừa ghi nhận ca nhiễm biến chủng BA.5 của Omicron ở Khu phố 2, Phường 5, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là ca nhiễm đầu tiên thuộc chủng BA.5 trên địa bàn tỉnh vừa được ghi nhận.
Tại TP. HCM, Cần Thơ trước đó cũng đã phát hiện các ca bệnh Covid-19 nhiễm biến thể BA.4, BA.5.
Bộ Y tế cho hay, các biến chủng mới của virus có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian dẫn đến có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại. Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.
Các địa phương đẩy mạnh triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.
Tỷ lệ tiêm mũi 1, 2 vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi của Hà Nội đều thấp
Bộ Y tế tối ngày 3/8 đã cập nhật thông tin mới nhất về tiêm vắc-xin Covid-19 nước ta. Tổng số liều vắc-xin được tiêm chủng trên cả nước là 246.696.776 liều.
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm trên cả nước là 12.415.685 liều.
Kết quả tiêm mũi 1 là: 8.036.704 trẻ (đạt tỷ lệ 70,3%);
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 1 thấp dưới 52% là: Hà Nội (51,6%); Hà Tĩnh (47,9%); Đà Nẵng (35,5%); Quảng Nam (40,6%); TP Hồ Chí Minh (44,2%).
Mũi 2: 4.378.981 trẻ (38,3%); tăng 0,3%
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 2 thấp dưới 20%: Hà Nội (18,1%); Đà Nẵng (14,8%); Quảng Nam (12,8%); Khánh Hòa (17,4%); Đắc Lắc (19,6%).
3 tỉnh tiêm cao là: Ninh Thuận (73,0%); Sóc Trăng (78,2%); Bạc Liêu (72,5%).
Kết quả tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Kết quả tiêm mũi 3: Tổng số có 48.319.657 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 72,7%) tăng 0,4%:
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Quảng Nam (53,4%); Khánh Hòa (54,5%); Bình Thuận (50,3%); Đồng Nai (46,4%); Cần Thơ (52,8%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (96,6%); Nghệ An (99,5%); Bến Tre (95,4%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 10.063.270 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 51,0%) tăng 0,4%, trong ngày có 41 tỉnh triển khai với 251.352 người được tiêm.
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Hải Dương (27,9%); Bắc Cạn (27,4%); Nghệ An (26,5%); Sơn La (25,0%); Quảng Trị (27,6%).
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Kêt quả tiêm mũi 3: 3.099.579 trẻ (đạt tỷ lệ 35,4%) tăng 0,5%.
4 tỉnh tiêm mũi 3 cho trẻ thấp là: Hà Tĩnh (16,0%); Đà Nẵng (13,0%); Phú Yên (9,5%); Bình Thuận (13,3%); Bà Rịa – Vũng Tàu (10,9%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (79,7%); Trà Vinh (76,8%); Vĩnh Long (67,1%).
Hà Nội đề xuất hỗ trợ nhân viên y tế từ 5-10 triệu đồng
Sở Y tế Hà Nội vừa báo cáo UBND TP Hà Nội lấy ý kiến về dự thảo đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ, động viên một lần cho y công chức, viên chức, người lao động ngành y tế Thủ đô.
Đối tượng được hưởng hỗ trợ một lần là công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, phòng y tế các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội.
Các cán bộ ngành y làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế sẽ được hưởng hai mức hỗ trợ khác nhau. Cụ thể, người làm chuyên môn y tế được hưởng mức hỗ trợ là 10 triệu đồng. Người làm quản lý, hành chính được hưởng mức hỗ trợ là 7 triệu đồng.
Người làm chuyên môn ở trung tâm giám định y khoa, pháp y được hưởng mức hỗ trợ là 7 triệu đồng. Còn người làm quản lý, hành chính ở các trung tâm này được hưởng mức hỗ trợ là 5 triệu đồng.
Với các cán bộ ở Sở Y tế như phòng nghiệp vụ y, kế hoạch - tài chính, văn phòng được hưởng mức hỗ trợ dự kiến là 10 triệu đồng. Còn cán bộ phòng nghiệp vụ dược, tổ chức cán bộ, thanh tra sở được hưởng mức hỗ trợ là 7 triệu đồng. Ngoài ra, các cán bộ ở phòng y tế thuộc các quận, huyện được hưởng mức hỗ trợ là 7 triệu đồng.
Việc đề xuất hỗ trợ một lần nhằm kịp thời động viên, thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của Thành phố với những cống hiến của nhân viên y tế thủ đô trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2021, toàn ngành y tế thành phố có 532 người xin nghỉ việc và 82 người xin chuyển công tác. Còn tính từ tháng 1 đến tháng 4/2022, toàn ngành y tế Thủ đô có 226 người nghỉ việc và 17 người xin chuyển công tác.
Quảng Bình nỗ lực đẩy lùi bệnh sốt rét
Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình ghi nhận 5 bệnh nhân sốt rét.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình, để chủ động phòng, chống sốt rét trong cộng đồng, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với mạng lưới y tế cơ sở tích cực triển khai nhiều giải pháp. Trong đó chú trọng công tác điều tra, giám sát dịch tễ côn trùng gây sốt rét, phát hiện các trường hợp mắc, đặc biệt là các xã có di biến động dân số cao, vùng trọng điểm sốt rét lưu hành ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó thực hiện việc phun tồn lưu, tẩm màn với hóa chất diệt muỗi tại những vùng có nguy cơ cao.
Việc nâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị, xét nghiệm sốt rét cho tuyến cơ sở và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về phòng chống sốt rét, giúp người dân hiểu và tự phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng cũng được quan tâm thực hiện.
Hàng năm, CDC tỉnh Quảng Bình triển khai giám sát các huyện, xã, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt rét, đặc biệt là hoàn thiện hồ sơ loại trừ sốt rét nhằm đạt được những kết quả cao nhất.
Nhằm hướng đến mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2024 theo lộ trình, CDC Quảng Bình đã nỗ lực huy động các nguồn lực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống và loại trừ sốt rét từ tuyến tỉnh đến huyện, xã.
Công tác quản lý và điều trị cho người có ký sinh trùng sốt rét, bệnh nhân sốt rét cũng như các biện pháp kỹ thuật được triển khai đồng bộ, bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét. Phấn đấu đạt tiêu chí bắt buộc và các điều kiện bảo đảm loại trừ sốt rét trên toàn tỉnh.
TP. HCM tăng thêm điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19
TP. HCM đã thành lập thêm 157 điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 dành cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi. Bao gồm 82 điểm tiêm tại trường và 75 điểm tiêm tại các cơ sở y tế.
Toàn TP. HCM đã có 262 điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân, trong đó, có 157 điểm tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi.
Các quận đã triển khai điểm tiêm cho trẻ em tại các trường học là Quận 1, 4, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Chánh, Bình Thạnh, Cần Giờ, Củ Chi, Phú Nhuận, Gò Vấp và TP. Thủ Đức.
7 quận, huyện tổ chức tiêm vắc-xin cho trẻ tại các cơ sở y tế trên địa bàn bao gồm: Quận 3, Quận 6, Bình Tân, Hóc Môn, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè.
Riêng Quận 5 vẫn chưa triển khai tháng cao điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ.
Sở Y tế TP. HCM đã chỉ đạo tất cả các bệnh viện đa khoa thành phố, chuyên khoa sản, nhi, bệnh viện quận, huyện tiếp tục duy trì tháng cao điểm tiêm vắc-xin tại đơn vị đến hết ngày 31/8/2022 để tiêm cho người thuộc nhóm nguy cơ.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?