-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Không chủ quan với viêm phổi ở trẻ nhỏ
Bé N.T (12 tháng tuổi, Ninh Bình) tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh diễn biến ở nhà khoảng 3 ngày, trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục (khoảng 39 - 40 độ C), kèm theo ho nhẹ, chảy mũi.
Đến ngày thứ 3, trẻ mệt mỏi, ăn kém, gia đình đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng: khó thở, mệt nhiều, li bì, có các dấu hiệu của suy tuần hoàn.
Tại đây, trẻ được chẩn đoán ban đầu là sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết. Các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc trợ tim, kháng sinh và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thần kinh, tổn thương thận cấp (tình trạng suy đa cơ quan do sốc nhiễm trùng).
Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp tích cực như: thở máy, sử dụng thuốc trợ tim nâng huyết áp, kháng sinh phù hợp và tiến hành lọc máu liên tục do trẻ có biểu hiện suy thận cấp.
Nhiễm trùng huyết do tụ cầu có thể để lại những di chứng nghiêm trọng cho trẻ. |
Kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu. Đây là nguyên nhân khá thường gặp gây tổn thương nhiều cơ quan như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, viêm xương, viêm khớp.
Bệnh nhi N.T tiếp tục được điều trị tích cực bằng kháng sinh, dẫn lưu màng phổi, màng tim (dọn sạch các ổ nhiễm trùng), hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn. Dù tình trạng tim mạch của trẻ cải thiện, tuy nhiên do trẻ bị biến chứng viêm phổi hoại tử gây ra do tụ cầu rất nặng nề, nên trẻ đã tử vong sau 15 ngày điều trị.
Bệnh cần được điều trị sớm, sử dụng kháng sinh kịp thời, kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực
Theo ThS.BS Lê Nhật Cường – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương: Tụ cầu là căn nguyên nhiễm khuẩn thường gặp, ban đầu có thể gây ra các tổn thương ngoài da như nhọt, chín mé, hoặc viêm tấy tại các vết thương hở. Nếu được phát hiện và điều trị đúng bệnh, kịp thời, trẻ sẽ có thể khỏi hoàn toàn.
Một số trường hợp vi khuẩn lan vào máu và gây ra tổn thương nhiều cơ quan như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm khớp mủ, viêm cơ. Một số trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm trùng (tình trạng nhiễm khuẩn gây ra hạ huyết áp).
Điều trị sốc nhiễm trùng chủ yếu là phát hiện sớm, sử dụng kháng sinh kịp thời, hồi sức hô hấp bằng hỗ trợ thở máy, hồi sức tuần hoàn bằng thuốc vận mạch, trợ tim. Ngoài ra, một số biện pháp hỗ trợ tích cực cho bệnh nhi nhiễm trùng huyết như: lọc máu liên tục hỗ trợ trong các bệnh nhân suy thận, sử dụng tim phổi nhân tạo (ECMO) cho các bệnh nhân suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn nặng không đáp ứng với sử dụng thuốc vận mạch.
Đáng nói, dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức và được can thiệp phù hợp ngay từ đầu, nhưng nhiễm trùng huyết do tụ cầu vẫn có tỷ lệ tử vong khá cao. Theo các nghiên cứu trên thế giới: Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở các nước phát triển là khoảng 22% và các nước đang phát triển là khoảng 33%.
Một tổng kết tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tụ cầu cũng chiếm khoảng 30% và chủ yếu trên các bệnh nhi có tổn thương thần kinh (viêm màng não), tổn thương tim mạch (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tràn dịch màng tim).
Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Vì vậy, để phòng tránh nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần:
Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, tránh để mồ hôi vì đây là điều thuận lợi để tụ cầu phát triển và gây bệnh.
Khi tắm cho trẻ nhỏ cần tắm kỹ ở những nếp gấp da, kẽ da vì ở đây thường tích tụ nhiều chất bẩn.
Thận trọng với mụn nhọt và các vết thương ngoài da của trẻ bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ đến khi vết thương lành. Không được tự ý chích, nặn hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét diện rộng, gây nhiễm trùng máu.
Chăm sóc dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho trẻ.
Khi trẻ sốt cao, mệt mỏi, ăn kém, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Lạm dụng các chế phẩm không rõ nguồn gốc nhiều trẻ mắc hội chứng cushing
Trong thời gian vừa qua, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nội tiết Trung ương có tiếp nhận các bé từ 4-7 tuổi tới khám và nhập viện trong tình trạng biểu hiện nặng mặt, rậm lông vùng gáy, vùng lưng (sau sử dụng các chế phẩm không rõ nguồn gốc giúp tăng cân) nghi mắc hội chứng Cushing do lạm dụng thuốc có chứa corticoid.
Được biết bố mẹ của các bé đã mua và cho sử dụng một loại chế phẩm giúp tăng cân (không rõ nguồn gốc) qua tư vấn, giới thiệu là vitamin giúp tăng cân từ người quen (không được bác sỹ kê đơn). Sau 2-3 tháng sử dụng các bé có tăng cân, tuy nhiên kèm theo đó là dấu hiệu nặng, giữ nước tại vùng mặt, lông mọc rậm tại khu vực vùng lưng, gáy.
Thấy con có những dấu hiệu không bình thường trên cơ thể, gia đình đã đưa các bé đi khám và làm các xét nghiệm. Kết quả phát hiện tình trạng suy giảm chức năng tuyến thượng thận. Ngay sau khi tiếp nhận điều trị, khoa Nội tiết đã yêu cầu bố mẹ dừng sử dụng loại chế phẩm được cho là vitamin nói trên, đồng thời tiến hành kiểm tra lại chức năng tuyến thượng thận cho các bé.
Theo người nhà các bé cung cấp, loại “vitamin” mà các bé đang sử dụng được mua từ người quen giới thiệu với lời quảng cáo là thuốc tăng sức đề kháng có chứa thành phần vitamin giúp bé ăn ngon, tăng cân. Một liệu trình phải uống 3 hộp trong thời gian 3 tháng liên tiếp.
Theo ThS.BS. Đỗ Gia Nam, Phó Trưởng khoa Nội tiết cho biết: Tại khoa thường xuyên tiếp nhận điều trị những trẻ có dấu hiệu lạm dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Sau khi được khám và làm các chỉ định cận lâm sàng cần thiết.
Kết quả cho thấy các bé đều mắc suy giảm chức năng tuyến thượng thận nghi do thuốc gluoccorticoid – một bệnh lý nội tiết rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận do sử dụng các thuốc, chế phẩm có corticoid ngoại, gây suy giảm trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thận thận, ức chế tuyến thượng thận sản xuất Glucocorticoid nội sinh.
Nguyên nhân được xác định là do lạm dụng corticoid (sử dụng corticoid kéo dài và/hoặc không đúng chỉ định). Đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, tại khoa liên tiếp điều trị cho gần chục bé bị suy thượng thận.
Điển hình trường hợp 2 anh em trong cùng một gia đình (5 tuổi và 7 tuổi) đều sử dụng chế phẩm được giới thiệu là vitamin không rõ nguồn gốc, không được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa gây nên tình trạng các bé bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận mà không hay biết, tới khi có biểu hiểu rõ ràng trên lâm sàng như lông mọc rậm rạp, mặt nặng mới được đưa tới khám và điều trị.
Hiện nay, một số người dân có thói quen sử dụng thuốc không theo đơn bác sỹ mà chỉ do giới thiệu, quảng cáo từ những người không có chuyên môn đặc biệt là thuốc không rõ nguồn gốc. Việc đó gây nên tình trạng khó kiểm soát được thành phần, hàm lượng, liều lượng dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Theo các chuyên gia, các thuốc có thành phần corticoid sử dụng không đúng chỉ định rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ra tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
Cũng theo các chuyên gia, đối với trường hợp sử dụng thuốc có chứa coricod lâu dài sẽ ảnh hưởng tới phát triển về thể chất, vận động, tinh thần, chiều cao, sức đề kháng của trẻ nhỏ;
Các trẻ bị mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, tai mũi họng… sử dụng lâu dài không theo chỉ đinh của các bác sỹ chuyên khoa sẽ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: suy tuyến thượng thận vĩnh viễn, teo cơ, nặng hơn là ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của các cháu như loãng xương, loét dạ dày, ức chế miễn dịch, làm giảm sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn thứ phát… và quá trình dậy thì cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, cha mẹ nên đưa các con đến Bệnh viện khám và điều trị theo đơn của bác sỹ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, nhất là những thuốc không rõ nguồn gốc.
Khuyến cáo về tình trạng lạm dụng thuốc, ThS.BS. Đỗ Gia Nam cũng khuyên các phụ huynh khi thấy con còi, thấp, chậm phát triển cần đi khám đúng chuyên khoa để được bác sỹ tư vấn, tuyệt đối không được tự ý nghe thông tin truyền tai nhau, tự ý mua và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để tránh việc gây nguy hiểm cho sức khỏe con em mình.
-
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up