-
Nhiều trường hợp người trẻ bị tổn thương não nghiêm trọng vì thuốc lá điện tử -
Hà Nội: Xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm hơn 14,1 tỷ đồng -
Tử vong vì bệnh dại do gia đình chủ quan không tiêm vắc-xin -
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm -
Dược phẩm Thái Minh vươn tầm quốc tế với bộ nhận diện thương hiệu mới -
Chương trình "Hạt mầm khát vọng" đồng hành cùng quân nhân hiếm muộn
Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàng
Theo dự thảo, thuốc cổ truyền được Bộ Y tế công nhận miễn thử lâm sàng bao gồm các thuốc có nguồn gốc, xuất xứ, công thức thuộc các trường hợp sau: Vị thuốc cổ truyền; Cổ phương;
Bài thuốc gia truyền đã được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền theo quy định của pháp luật, có tác dụng, chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền, đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn để bảo đảm an toàn, hiệu quả;
Thuốc cổ truyền đã được miễn thử lâm sàng có thay đổi dạng bào chế nhưng không thay đổi thành phần, hàm lượng, chỉ định, tác dụng và đường dùng; đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn để bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Cổ phương gia giảm có tài liệu, dữ liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền.
Trường hợp gia giảm mà thành phần có dược liệu thuộc danh mục dược liệu độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì phải thử độc tính cấp, bán trường diễn để bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Là sản phẩm thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và tương đương trở lên về thuốc cổ truyền được nghiệm thu đề tài do Hội đồng khoa học của tỉnh/thành phố xét duyệt và UBND tỉnh/thành phố ra quyết định hoặc do Bộ chủ quản ngành xét duyệt theo quy định hiện hành; có tác dụng, chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền và đã được thử độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng dược lý để bảo đảm an toàn, hiệu quả, trừ trường hợp thuốc cổ truyền mới quy định tại điểm a khoản 1 Điều 89 của Luật Dược.
Thuốc cổ truyền có chỉ định dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng theo quy định về thử thuốc trên lâm sàng của Bộ Y tế đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và lưu hành trên 10 năm trở lên, không phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc hoặc thuốc cổ truyền chưa có dữ liệu lâm sàng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và lưu hành trên 5 năm trở lên, không phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc hoặc thuốc cổ truyền.
Gia giảm từ những bài thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và lưu hành trên thị trường 5 năm trở lên, trừ các thuốc cổ truyền có chỉ định dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng theo quy định về thử thuốc trên lâm sàng của Bộ Y tế, không phát hiện thêm các tác dụng không mong muốn và phản ứng có hại của thuốc; có tài liệu, dữ liệu chứng minh hoặc phân tích, biện giải việc gia giảm phù hợp với lý luận của y học cổ truyền.
49.000 tỷ đồng chi phí cho thuốc lá mỗi năm
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Tại Hội thảo, TS.Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới.
Tác động của việc sử dụng thuốc lá không chỉ dừng lại ở sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra gánh nặng lớn cho hệ thống y tế quốc gia. Do đó, vấn đề giảm thiểu tỷ lệ sử dụng thuốc lá trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối diện với các thách thức về sức khỏe do thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định là một công cụ quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng các mặt hàng này.
Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ đóng vai trò trong việc kiềm chế tỷ lệ tiêu dùng mà còn tạo ra một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả của chính sách này, cần có sự đánh giá và phân tích toàn diện về tác động vi mô của thuế đối với người tiêu dùng và các nhóm dân cư khác nhau.
Chia sẻ tại Hội thảo, Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) Phan Thị Hải cho biết, tại Việt Nam, theo ước tính số tiền bỏ ra mua thuốc lá lên đến 49.000 tỷ đồng/năm.
Chi phí khám chữa bệnh, tổn thất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm bởi hút thuốc lá là 108.000 tỷ đồng chiếm 1,14% GDP. Chi phí này cao gấp 5 lần so với nguồn thu từ thuế thuốc lá mang lại.
Theo bà Phan Thị Hải, việc hút thuốc lá, nhất là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong thanh thiếu niên đang gia tăng như một nạn dịch mà hoàn toàn chúng ta có thể ngăn ngừa được.
Hiện thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán lẻ sản phẩm thuốc lá của Việt Nam chỉ chiếm 38,8%, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (70-75% giá bán lẻ).
Do đó, việc tăng thuế thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, trước hết là trong thanh thiếu niên và người nghèo, bên cạnh đó việc tăng thuế thuốc lá cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe.
Nhiễm HIV trong nhóm đồng giới tăng cao
Tại Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận 11.421 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 1.263 trường hợp tử vong.
Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV đầu năm đến nay có 82,9% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 15-29 (40%) và 30-39 (27,3%), đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nam quan hệ tình dục đồng giới (42,2%).
Theo nghiên cứu năm 2019 của Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV, Đại học Y Dược TP.HCM và Trung tâm Life tại TP.HCM trên nhóm MSM và chuyển giới nữ (TGW) tại TP.HCM và các tỉnh lân cận cho thấy, 50% MSM/TGW dùng các chất kích thích dạng amphetamine, 70% dùng popper.
PGS-TS.Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, chemsex làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng về sức khỏe như không kiểm soát được hành vi khi bị ảnh hưởng bởi ma túy và tham gia các hành vi nguy cơ (dù sau đó có hối tiếc). Một số nhỏ thực hành tình dục nguy cơ cao hơn do bị ảnh hưởng bởi thuốc...
PGS.Dũng cảnh báo, sử dụng chất khi quan hệ tình dục ở nhóm MSM làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV do người dùng thường không tham gia các biện pháp dự phòng lây truyền HIV như không sử dụng bao cao su, không tuân thủ sử dụng ARV hay PrEP… trong và sau khi tham gia vào chemsex.
Bên cạnh đó, nhiều người có các rối loạn tâm thần đến mức cần phải điều trị hoặc ảnh hưởng vĩnh viễn... hoặc thậm chí tử vong do sử dụng quá liều.
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, từ 3 năm trước khi có sự gia tăng ca nhiễm HIV trong nhóm MSM đặc biệt liên quan đến hành vi tình dục không an toàn do sử dụng chất.
Với sự hỗ trợ của UNAIDS và UNODC, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cùng với Trường Đại học Y Dược TP.HCM đã bắt đầu xây dựng bộ tài liệu đào tạo can thiệp chemsex dành cho tiếp cận viên cộng đồng của Việt Nam.
-
Hà Nội xử phạt 7 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm -
Men gan cao gấp 100 lần sau khi uống nước của “thần y” -
Mối lo ma túy trộn trong thuốc lá điện tử -
Tin mới y tế ngày 9/12: Hàng nghìn người Hà Nội được tầm soát ung thư miễn phí -
Bệnh hô hấp tăng cao khi thời tiết chuyển lạnh -
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm -
Dược phẩm Thái Minh vươn tầm quốc tế với bộ nhận diện thương hiệu mới
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng