-
Vinafood II đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 gần 17.700 tỷ đồng -
Vừa niêm yết, Asia Group đã bị xử phạt vì sử dụng hoá đơn không hợp pháp -
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Hai công ty bất động sản vừa huy động trái phiếu “khủng” dịp cuối năm -
Tasco muốn thế chấp vốn công ty con để phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu -
CII muốn phát hành trái phiếu chuyển đổi, tung chiêu quay số trúng vàng, iPhone... hút cổ đông
Theo đó, trong quý III vừa qua, doanh thu thuần của Công ty đạt 2.349 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp tăng trưởng 19%.
Tuy nhiên quý kinh doanh năm nay không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính cao như cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 28 tỷ đồng (quý III/2023 đạt 88,8 tỷ đồng), trong khi đó chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay gia tăng mạnh, gấp 3 lần lãi vay của quý III năm ngoái. Không chỉ vậy, TID còn ghi lỗ hơn 4,4 tỷ đồng từ các hoạt động khác.
Do đó, lợi nhuận sau thuế của TID đã giảm hơn 40% trong quý III, đạt 62,6 tỷ đồng.
Nhờ sự tăng trưởng tốt trong 2 quý đầu năm, lũy kế 9 tháng 2024, TID đạt 8.121 tỷ đồng doanh thu thuần và 238 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng trưởng 33% và 60%.
So với mục tiêu cả năm đề ra là 10.000 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất thì hiện TID đã đạt được 81% kế hoạch doanh thu và 95% kế hoạch lợi nhuận.
Với tổng tài sản 15.865 tỷ đồng, tài sản của TID chủ yếu là Tài sản dở dang dài hạn với giá trị 8.645 tỷ đồng, tương đương chiếm 54% tổng tài sản. Trong đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cuối tháng 9/2024 ở mức 3.133 tỷ đồng, tăng 5% so với hồi đầu năm. Chiếm nhiều nhất là dự án Khu công nghiệp Ông Kèo (1.015 tỷ đồng).
Khu công nghiệp này có tổng diện tích 855,6ha, tổng diện tích mà TID còn phải đền bù theo cập nhật tại ĐHĐCĐ thừơng niên 2024 của doanh nghiệp là 206,7ha. TID còn gặp khó khăn trong công tác đền bù và đầu tư hạ tầng. Ngoài ra, do luật thay đổi cũng dẫn đến một số khó khăn nhất định về công tác bồi thường, công tác hỗ trợ cho người dân và phát sinh một số khoản chi phí khác, TID cho biết.
Tín Nghĩa Corp hiện vẫn do Tỉnh ủy Đồng Nai nắm giữ 48,06% vốn điều lệ. Tín Nghĩa vẫn đang trong quá trình hợp tác, xử lý các sai phạm trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước giai đoạn 2014-2016, liên quan đến xác định giá trị tài sản, định giá khi cổ phần hóa, vi phạm trong việc bán cổ phần hóa.
Công ty nắm giữ quỹ đất quy mô lớn tại Đồng Nai với nhiều loại hình sản phẩm như bất động sản công nghiệp với tổng diện tích quản lý trực tiếp hơn 1.800ha (riêng tại Nhơn Trạch - Đồng Nai, Tín Nghĩa trực tiếp quản lý 1.573ha diện tích cho thuê đất các khu công nghiệp); các dự án bất động sản thương mại và dân cư như Khu dân cư Phú Thạnh - Long Tân tại Nhơn Trạch, các khu trung tâm thương mại dịch vụ… Ngoài ra, công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như kinh doanh xăng dầu, cà phê, logistics.
-
Công ty Kinh doanh và Phát triển Bình Dương hé lộ 8 nhà đầu tư mua 35 triệu cổ phiếu -
Vinaconex ITC có dấu hiệu được bơm vốn trở lại -
Nhóm TDMWater nâng sở hữu lên 47,6% vốn Công ty cấp nước lâu đời ở Cần Thơ -
Hudland trước bài toán tăng vốn khi kinh doanh lao dốc -
FECON trúng thầu nhiều dự án mới tổng giá trị gần 1.700 tỷ đồng -
Chứng khoán VNDirect lên kế hoạch huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thuỷ sản Út Xi được chấp thuận giao dịch trên UPCoM dù lỗ vượt vốn điều lệ
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1