-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Cuối tháng 6, tại Trung tâm điều hành giao thông hầm đường bộ qua Đèo Cả (tỉnh Phú Yên) lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả.
Trước đó, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã đi thực tế 13km hầm đường bộ Đèo Cả, hầm Cổ Mã. Đây là dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đầu năm 2012 theo hình thức BOT và BT với tổng vốn đầu tư ban đầu là 15.603 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng làm việc với Tập đoàn Đèo Cả về đầu tư dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh tại Trung tâm điều khiển giao thông hầm đường bộ Đèo Cả (Phú Yên) |
Vào nửa cuối năm 2013, nhà đầu tư đã chỉ đạo việc khảo sát lựa chọn lại hướng tuyến của hầm Đèo Cả vừa tránh những đứt gãy, chồng lấn của địa hình và kiến tạo địa chất để trở nên hợp lý hơn, giảm chi phí xử lý gia cố nền và trần hầm, đã rút ngắn được chiều dài gần 1km và tiết kiệm được tới 28% vốn đầu tư. Toàn bộ vốn đầu tư cho Dự án khi hoàn thành chỉ còn là 11.378 tỷ đồng, giảm 4.225 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, thông thường các dự án hạ tầng, khi tiến hành thi công đều phát sinh chi phí, dẫn đến “đội” vốn đầu tư, có khi rất cao so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, ở hầm đường bộ Đèo Cả thì ngược lại.
“Hiện tại, thực hiện dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả, tổng mức đầu tư sẽ tăng gấp 3 lần; tỷ lệ vốn Ngân sách đầu tư vào Dự án chỉ khoảng 20%, trong khi đó các dự án cao tốc Bắc - Nam vốn ngân sách từ 40-70%. Đây chính là những điểm khác biệt trong thực tế đầu tư và xây dựng một công trình giao thông”.
Tại buổi làm việc, ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng ghi nhận: “Trăm nghe không bằng một thấy. Đây là công trình có công nghệ nổi trội nhất ở Việt Nam, sánh tầm quốc tế. Hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân 2 và các công trình khác không chỉ là công trình phát triển kinh tế - xã hội mà còn phục vụ nhiệm vụ chính trị”.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Xuân Ánh cho rằng Cao Bằng đang đi tìm một nhà đầu tư làm việc dấn thân, trách nhiệm, hiệu quả cho dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh. Qua đó, ông Ánh cảm nhận được năng lực của Đèo Cả từ các công trình mà Tập đoàn này đã đầu tư, thi công và hoàn thiện. “Đây là động lực tinh thần lớn lao để Cao Bằng thêm quyết tâm thực hiện cho được dự án đường cao tốc nối từ Đồng Đăng - Trà Lĩnh”- Ông Ánh chia sẻ.
Thể hiện quyết tâm này, ông Lại Xuân Môn khẳng định: “Sắp tới, những công việc thuộc thẩm quyền của tỉnh Cao Bằng như thủ tục, vốn, mặt bằng, cơ chế… sẽ lần lượt được tháo gỡ. Dù khó khăn đến đâu, thì quan điểm chỉ đạo của Cao Bằng là dứt khoát phải có tuyến cao tốc”.
Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả là hình mẫu về tiết kiệm trong chi phí đầu tư các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam |
Được biết, toàn bộ mỏ nguyên vật liệu tỉnh Cao Bằng cho Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã được bố trí. Cao Bằng còn chủ động phối hợp với tỉnh Lạng Sơn về các thủ tục, điều kiện để công tác chuẩn bị cho dự án được tốt nhất. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, dự án chưa có chủ trương đầu tư do một số Bộ ngành Trung ương còn băn khoăn đến tính khả thi so với cơ cấu nguồn vốn 20% là ngân sách nhà nước. Đây là nút thắt cần nhà đầu tư chung tay tháo gỡ cùng với Cao Bằng sớm triển khai Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Cũng trong chuyến công tác này, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Yên. Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Yên đã thông tin về công tác quản lý quy hoạch, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh. Theo đó, Phú Yên đã từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tập trung huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là đường giao thông ven biển, nâng cấp sân bay Tuy Hòa, ga đường sắt Tuy Hòa… Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã thu hút được 26 dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ với tổng vốn đầu tư 9.027 tỉ đồng.
Đáp từ, tỉnh Cao Bằng chia sẻ đang tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biên mậu; quyết tâm tháo gỡ các “điểm nghẽn” phát triển về kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách của địa phương...
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"