
-
Chốt lịch khởi công "đại dự án" đường vành đai 4 - vùng Thủ đô vào năm 2023
-
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo tiến độ tuyến đường ven biển và cầu qua cửa Thuận An
-
Quảng Bình: Tạo sự đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng
-
Dồn nguồn lực cho giao thông để vùng đất Chín Rồng “cất cánh”
-
Đầu tư công tại Bình Dương tiền từ năm trước dự kiến năm nay chưa tiêu hết -
Giải ngân vốn đầu tư công phải bắt đầu từ khâu đầu tiên
![]() |
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Cao Bằng liên quan đến công tác triển khai đầu tư Dự án tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng).
Theo đó, Bộ GTVT ủng hộ việc giao UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để huy động nguồn vốn và triển khai Dự án. Tuy nhiên, việc giao cho tỉnh Cao Bằng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tuyến cao tốc này vượt thẩm quyền của Bộ GTVT (tương tự dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho UBND tỉnh Quảng Ninh làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
Bộ GTVT cho biết, tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã có trong Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016, tiến độ thực hiện đầu tư sau năm 2030.
Hiện nay, Bộ GTVT đang giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam, trong đó có nghiên cứu việc điều chỉnh tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ với các địa phương ngày 2/7/2018, UBND tỉnh Cao Bằng đề nghị giao UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để huy động nguồn vốn và triển khai thực hiện đầu tư Dự án tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); điều chỉnh thời gian thực hiện Quy hoạch Dự án về thời điểm 2018-2020.
Tuyến cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) dài 144km; quy mô 4 làn xe; kinh phí đầu tư khoảng 47.520 tỷ đồng (2,16 tỷ USD); theo quy hoạch tiến trình đầu tư được thực hiện sau 2030. Tuy nhiên, UBND tỉnh Cao Bằng xin điều chỉnh thời gian thực hiện đầu tư sang giai đoạn 2017-2020.
Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông, nhất là đường cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
-
Đầu tư công tại Bình Dương tiền từ năm trước dự kiến năm nay chưa tiêu hết -
Giải ngân vốn đầu tư công phải bắt đầu từ khâu đầu tiên -
Dự án điện lớn bế tắc vì bao tiêu dài hạn -
Hải Phòng tham vấn ý kiến Quy hoạch, chuẩn bị trình Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh -
Truân chuyên dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng -
Điện mặt trời phấp phỏng chờ phán quyết -
Đầu tư 1.000 tỷ đồng xây nút giao Quốc lộ 51 với cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
Nộp thuế điện tử 24/7 qua VietinBank trên eTax Mobile
-
Meey Land và BSI Việt Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác
-
Viện Thẩm mỹ Arina ứng dụng công nghệ AI để tìm hiểu làn da phụ nữ Việt
-
VitaDairy tự hào trở thành nơi xứng đáng làm việc nhất châu Á
-
Chứng khoán Smart Invest gia nhập cộng đồng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2022"
-
Sức hấp dẫn của TNG Holdings Vietnam - “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” 2022