-
Sau khi Quốc hội giám sát về môi trường, Hà Nội có giảm ô nhiễm không? -
Ngành Công thương "về đích" vượt mức các chỉ tiêu -
Chính phủ muốn sớm trình Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ -
Năm 2024, xuất nhập, khẩu lập kỷ lục gần 800 tỷ USD -
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện
Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn phát biểu tại phiên họp. |
Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn cho biết như trên tại phiên họp chiều 6/1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Việc làm sửa đổi.
Theo báo cáo của Ủy ban Xã hội, thời điểm Chính phủ trình dự án Luật thì chưa thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị một cách triệt để. Do vậy, dự thảo Luật chưa dự liệu được tác động của việc thực hiện chủ trương này.
Như, tác động đến cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi phải thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp (đối tượng thu giảm, số tiền thu giảm, đối tượng thụ hưởng tăng…);
Điều hành thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, việc hoàn thiện dự án Luật Việc làm sửa đổi để Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 (tháng 5/2025) sắp tới liên quan nhiều tới việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính trị.
Theo bà Thanh, việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đều sẽ bị tác động khi đối tượng thu giảm, đối tượng hưởng tăng do bộ phận không nhỏ công chức, viên chức, người lao động phải nghỉ việc, không có việc làm nhưng lại chưa đủ điều diện hưởng lương hưu. Nội dung này cần được các cơ quan thảo luận.
Tại hội nghị tổng kết công tác nội vụ toàn quốc, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nêu số người ảnh hưởng khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy là 100.000 người, bà Thanh nêu con số cụ thể.
Bên cạnh đó, về tổ chức bộ máy Bộ Lao động, thương binh và xã hội sẽ hợp nhất với Bộ Nội vụ và chuyển một số chức năng, nhiệm vụ về các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc…
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thực thi chính sách về bảo hiểm xã hội, cũng sẽ cơ cấu về Bộ Tài chính, tổ chức lại thành đơn vị sự nghiệp công lập, thành 14 ban, giảm 7 đơn vị. Cùng đó, sẽ cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, giảm 126/500 phòng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cơ cấu lại 640 bảo hiểm cấp huyện xuống còn 350 bảo hiểm xã hội khu vực liên huyện…
Bà Thanh đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo thêm về khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khi sắp tới đối tượng chi trả sẽ tăng lên do sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Báo cáo tại phiên họp, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn nói, theo Nghị định 178 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2024 về chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy, sẽ có viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp khi tinh giản biên chế mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì sẽ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Chế độ này bao gồm trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề.
Hiện nay, theo đánh giá tác động chung, Bộ Nội vụ đang dự kiến 100.000 người hưởng chế độ theo Nghị định 178. Tuy nhiên, 100.000 người này bao hàm cả công chức và viên chức.
“Ở đây việc tham gia, thụ hưởng liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp chỉ có viên chức chứ công chức không liên quan. Hiện, số liệu chưa rõ, tác động công chức là bao nhiêu, viên chức là bao nhiêu. Nên Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa có số liệu cụ thể để đánh giá tác động với Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp”, ông Lê Hùng Sơn báo cáo.
Về ảnh hưởng đến việc giải quyết, chi trả bảo hiểm thất nghiệp không, ông Sơn cho hay việc giải quyết chi trả không liên quan địa giới hành chính. Do vậy, nếu thực hiện theo mô hình mới, kể cả liên huyện cũng không ảnh hưởng đến việc chi trả cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phó giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng cho biết, nếu có phát sinh chi cho những người viên chức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Nghị định 178 thì nguồn quỹ để chi vẫn có. Hiện nay kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là khoảng 63.000 tỷ đồng nên nguồn chi để giải quyết “chắc chắn yên tâm”, ông Sơn nhận định.
Theo quy định của dự thảo luật, mức hưởng trợ cấp thấp nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc; nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Dự thảo cũng xác định phát triển chính sách bảo hiểm thất nghiệp trở thành công cụ quản trị thị trường lao động, hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động duy trì việc làm.
-
Đà Nẵng tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ -
Năm 2024, xuất nhập, khẩu lập kỷ lục gần 800 tỷ USD -
Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới trong năm 2024 -
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện -
Việt Nam đã tham gia 20 FTA, nghiên cứu đàm phán các FTA mới -
Cần chính sách hoàn toàn khác biệt để tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững