
-
VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, hơn 1,7 tỷ cổ phiếu trao tay
-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần
-
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán
-
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics
-
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng -
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng
![]() |
Quang cảnh buổi trao đổi thông tin (Ảnh: K.T) |
Tập trung vào ngành nghề cốt lõi
Theo ông Nguyễn Văn Thời, trong năm 2016 và các năm tiếp theo trong chiến lược phát triển đến năm 2020, TNG sẽ chỉ tập trung vào ngành nghề cốt lõi là may mặc, chứ không phát triển đa ngành. Ngoài việc gia công cho các thương hiệu lớn xuất khẩu, công ty sẽ tập trung đầu tư nghiên cứu để bán sản phẩm mang thương hiệu TNG.
“Nếu không bán bằng chính thương hiệu mà gia công thì chỉ được hưởng một chút lợi nhuận trong chuỗi giá trị”, ông Thời lý giải.
Trong năm 2015, TNG đầu tư Viện thiết kế thời trang với giá trị 150 tỷ đồng và đã đi vào hoạt động từ tháng 3/2016.
Trong năm 2016, TNG dự kiến mua lại và sáp nhật CTCP Thời trang TNG (TNG Fashion). Đây vốn là công ty con của TNG được thành lập từ năm 2012, nhưng hiện TNG chỉ nắm 35% vốn tại công ty này. Mục đích của thương vụ này nhằm đẩy nhanh, rút ngắn giai đoạn giới thiệu và bán sản phẩm thời trang thương hiệu TNG.
TNG Fashion hiện có tổng số cán bộ, công nhân là 325 người, kinh doanh các sản phẩm chủ lực là áo vest nữ, áo sơ mi, quần âu, áo jacket… TNG Fashion hiện có 7 cửa hàng, 32 đại lý có mặt từ Cao Bằng tới Quảng Bình.
Tuy nhiên, ông Thời cho biết, TNG Fashion hiện đang thua lỗ. Theo đó, doanh thu của TNG Fashion năm 2012 là 10,3 tỷ đồng, năm 2015 đạt 74 tỷ đồng. Trong năm 2016, TNG Fashion đặt kế hoạch doanh thu 150 tỷ đồng và không lỗ. Ông Thời bật mí, TNG Fashion thường có các đợt giảm giá trong thời gian qua, nhưng từ khi TNG tham gia và không giảm giá, tình hình kinh doanh đã được cải thiện. Cụ thể, TNG Fashion đạt doanh thu 41 tỷ đồng trong quý I/2016, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong chiến lược phát triển thương hiệu thời trang riêng, TNG sẽ đi theo hướng giá cả phù hợp số đông giống mô hình Uniqlo. Trước mắt, TNG tập trung thị trường trong nước trước, sau đó là ASEAN, và tiếp theo đó mới là châu Á và tiếp đó là các thị trường đã ký kết FTA và TPP với Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Thời đánh giá, TNG và ngành dệt may nói chung hiện đang gặp phải 2 khó khăn, một là thiết kế phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhưng đã chứng minh bằng việc được người tiêu dùng chấp nhận. Vấn đề thứ hai là nguyên vật liệu.
Về kế hoạch đầu tư trong thời gian tới, ông Thời khẳng định TNG sẽ hết sức thận trọng. Đối với dự án xây dựng nhà máy chỉ và nhà máy bao bì, sau khi lập dự án chi tiết cho thấy không hiệu quả nên không đầu tư. Đối với dự án bao bì, công ty sẽ nâng cấp dây chuyền cũ hiện có. Về dự án xây nhà ở xã hội, ông Thời cho biết, nếu đưa giá đền bù vào lập tức dự án không có lãi nen chưa đưa ra quyết định.
Mở room cho khối ngoại 100% để cải thiện khả năng quản trị
Cũng tại buổi trao đổi, ông Thời cho biết, tại ĐHĐCĐ tới đây, TNG sẽ trình các cổ đông cho phép nới room nhà đầu tư nước ngoài lên 100%.
Nếu được ĐHĐCĐ thông qua, TNG sẽ sửa đăng ký kinh doanh ngay trong quý II để phù hợp với luật, đồng thời chính thức mở room cho khối ngoại trong quý III.
Ông Thời chia sẻ, nhu cầu về vốn của TNG không nhất thiết phải từ nhà đầu tư nước ngoài, nhưng TNG muốn mở room để tăng tính minh bạch, đồng thời để nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quản trị doanh nghiệp, cải thiện năng lực quản trị.
Về nhu cầu vốn TNG dự kiến phát hành cổ phiếu và trái phiếu trong năm nay. Cụ thể, phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 20%, ESOP 5%, phát hành cổ phiếu tỷ lệ 6:1 cho cổ đông hiện hữu, và phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu cho Ngân hàng MB.

-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần -
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán -
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics -
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng -
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu -
Áp lực bán giải chấp vẫn có thể còn tiếp diễn
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025