Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
TNG tăng trưởng vượt bậc
Như Loan - 30/08/2018 12:09
 
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG - sàn HNX) trong năm 2018 đã thể hiện rõ tham vọng vươn tầm thế giới, chinh phục nội địa, thể hiện rõ trong kế hoạch kinh doanh tăng trưởng vượt bậc.

Cụ thể, TNG đặt mục tiêu doanh thu năm 2018 là 2.750 tỷ đồng, tăng 110% so với doanh thu thực hiện năm 2017. Lợi nhuận mục tiêu cũng được doanh nghiệp đặt cao vượt bậc lên tới 127 tỷ đồng, tăng 110% so với thực hiện năm 2017. Đây cũng là kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của TNG.

Thực tế những năm gần đây, TNG có mức tăng lợi nhuận bền vững. Năm 2013, TNG đạt mức lợi nhuận sau thuế 14 tỷ đồng, năm 2014 là 53,2 tỷ đồng, năm 2015 đạt 71,3 tỷ, năm 2016 đạt 81,2 tỷ đồng đến năm 2017 đạt 115 tỷ đồng. 

TNG luôn cải tiến trong công tác quản trị theo thực tế và phù hợp xu thế để giúp doanh nghiệp bứt phá, tạo bước đi mới trong thế giới đang không ngừng thay đổi hiện nay.

Thực tế triển khai kế hoạch, TNG còn đạt được những “quả ngọt” hơn cả mong đợi. Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu công ty đạt 1.486 tỷ đồng, tăng trưởng tới 49% so với cùng kỳ. Cùng với việc mở rộng kinh doanh, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng lên 44 tỷ đồng và 72 tỷ. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 67 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ.

Tính đến 30/6/2018, tổng tài sản TNG đạt 2.878 tỷ đồng, tăng 653 tỷ đồng so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 149 tỷ đồng.

Trong báo cáo gửi lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Ban lãnh đạo TNG cho biết lợi nhuận doanh nghiệp tăng tới 61% so với cùng kỳ là do ngay từ đầu năm TNG đã đưa ra mục tiêu phát huy tối đa năng lực sản xuất của nhà máy theo đúng công suất thiết kế khi lập dự án đầu tư, thực hiện cơ cấu lại khách.

Năm 2018, TNG có nhiều thuận lợi về công tác đơn hàng cũng như tìm kiếm được các đơn hàng số lượng lớn, dòng sản phẩm phù hợp với thế mạnh của TNG. Từ những thuận lợi đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

Cập nhật số liệu tại ngày 27/08/2018, TNG đã có đơn hàng lên tới 27 triệu sản phẩm trị giá 122 triệu USD, tương ứng đạt 100% kế hoạch cả năm 2018.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của TNG chủ yếu đến từ Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Nga, Canada. Đặc biệt, TNG gia công cho loạt các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Mango, Sport Master, Cap, Levy, C&A, DCL, Nike, Tom… Đây đều là các thương hiệu lớn, tiềm năng với doanh thu cả tỷ USD mỗi năm.

Cùng với tập khách hàng lớn, yêu cầu gắt gao về giá thành, thời gian sản xuất ngắn, chất lượng cao, TNG đang chuyển đổi mạnh trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đáp ứng và biến đây là thế mạnh của doanh nghiệp. Đây là những chuyển đổi thuộc về nội bộ doanh nghiệp.

TNG gia công cho loạt các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Mango, Sport Master, Cap, Levy, C&A, DCL, Nike, Tom… Đây đều là các thương hiệu lớn, tiềm năng với doanh thu cả tỷ USD mỗi năm.

TNG đã áp dụng công nghệ hiện đại, xây dựng nhà máy xanh tiêu chuẩn, nâng cao năng suất lao động. Tính đến nay, TNG có khoảng 13.000 lao động hoạt động tại các nhà máy, xí nghiệp. TNG cũng thành lập phòng quản lý chất lượng, thuê chuyên gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn công ty. Mục đích của công ty là sản xuất chính xác nhu cầu khách hàng cần, giảm thời gian sản xuất, tăng sản lượng.

Về khách quan, TNG là doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu, do đó tỷ giá tăng tới 1% trong nửa đầu năm 2018 cũng là lợi thế lớn giúp doanh nghiệp dệt may cải thiện doanh thu để lập báo cáo kiểm toán.

Xét chung, vị thế ngành dệt may Việt Nam nửa đầu năm nay phát triển rất tốt. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước tăng 17% so với cùng kỳ, đạt 16,5 tỷ USD. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khối hiệp định CPTPP như Úc, Canada, Nhật Bản… đều tăng trưởng tích cực.

Đặc biệt, những căng thẳng giữa Trung Quốc - Mỹ gia tăng làm dấy lên khả năng chiến tranh thương mại cũng là một điểm sáng đối với ngành dệt may do kích thích việc chuyển dịch dòng hàng hoá từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trước đây, Trung Quốc được coi là công xưởng gia công của thế giới, những căng thẳng này sẽ khiến các thương hiệu lớn trên thế giới dịch chuyển, tìm kiếm các đối tác mới và Việt Nam là điểm đến với những thế mạnh về địa lý và nhân công giá rẻ.

“Bằng những nỗ lực tập thể của người lao động TNG và sự nhạy bén trong định hướng, chiến lược cụ thể phù hợp với bối cảnh quốc tế, công ty đã hoạt động hiệu quả, giữ vững được vị thế của mình trong lĩnh vực dệt may, duy trì những khách hàng truỳen thống dù TPP không có Hoa Kỳ và đã tìm được hướng đi mới”, Chủ tịch Hội đồng quản trị TNG Nguyễn Văn Thời cho biết.

Xuất khẩu dệt may “tăng tốc” để cán đích 35 tỷ USD
Các doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc để mang về lượng ngoại tệ 18,5 tỷ USD trong nửa cuối năm 2018, với hy vọng cán đích kim ngạch xuất khẩu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư