
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa
Sáng mai, 9/8, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản”, liên quan đến bà Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex (Tập đoàn Vimedimex).
Phiên tòa trước đó được mở hồi tháng 4/2024, tuy nhiên, sau 6 ngày xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung để rõ nhiều nội dung.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thị Loan cho rằng, sau khi các luật sư sao chụp hồ sơ vụ án thì phát hiện nhiều bút lục trong hồ sơ không phải lời khai của bị cáo, nội dung được cắt ghép. Bên cạnh đó, bị cáo Loan khẳng định, chưa từng làm việc với điều tra viên có tên Bùi Đức Hiếu, do đó đề nghị HĐXX cho giám định 39 bút lục.
Cũng theo bị cáo Loan, giá khởi điểm để tham gia đấu giá dự án thôn Cổ Dương là 18,2 triệu/ m2, song cùng thời điểm này, một dự án cạnh đó được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm chỉ 13,6 triệu đồng/ m2. Từ đó, đề nghị xem xét và so sánh đối với các dự án cùng thời điểm, để xác định giá đất có phải bị “dìm” như cáo buộc không.
![]() |
HĐXX sơ thẩm vụ án liên quan các sai phạm trong đấu giá đất dự án Cổ Dương, huyện Đông Anh. |
Trong khi đó, bị cáo Bùi Thanh Huyền, cựu Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) và Nguyễn Thị Cẩm Lê, cán bộ sở này cũng cho rằng, quy trình xác định giá khởi điểm có sự tham gia của nhiều cán bộ, công chức và của liên ngành TP. Hà Nội.
Do đó, việc chỉ xác định hai bị cáo có hành vi phạm tội là chưa phù hợp. Hai bị cáo chỉ là một trong những người tham mưu, giúp việc và trình các cấp lãnh đạo; còn việc phê duyệt, quyết định giá khởi điểm thuộc thẩm quyền của Hội đồng định giá đất cụ thể TP. Hà Nội.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng đề nghị HĐXX xem xét có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với một số cán bộ liên quan tới hoạt động đấu giá tài sản.
Từ đó, HĐXX quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra, làm rõ việc giám định chữ ký của bị cáo Nguyễn Thị Loan và xác minh tài liệu liên quan đến điều tra viên Bùi Đức Hiếu.
Cùng với đó, xem xét lại cơ sở ban hành chứng thư thẩm định giá; hành vi và tội danh của bị cáo Trần Công Tuyên, Bùi Thanh Huyền, Nguyễn Thị Cẩm Lê và xem xét diện truy tố đối với một số cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản.
Tại bản Kết luận điều tra bổ sung được ban hành hồi tháng 6/2024, Cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm buộc tội đối với bà Loan, đồng thời khẳng định các biên bản lấy lời khai và biên bản hỏi cung do điều tra viên Bùi Đức Hiếu thực hiện không bị cắt ghép.
Thêm vào đó, cơ quan này cũng giữ nguyên quan điểm buộc tội đối với Trần Công Tuyên, Bùi Thanh Huyền và Nguyễn Cẩm Lê, như kết luận điều tra đã ban hành trước đó.
![]() |
Các bị cáo trong phiên xét xử sơ thẩm được mở hồi tháng 4/2024. |
Đối với một số cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước liên quan tới hoạt động đấu giá tài sản, Cơ quan điều tra cũng giữ nguyên quan điểm xử lý, không có cán bộ nào phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trước đó, thành viên Hội đồng Thẩm định giá đất cụ thể TP. Hà Nội gồm: ông Lê Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng; ông Mai Xuân Vinh, Phó giám đốc Sở Tài chính, Thường trực Hội đồng; ông Phan Văn Đồng, Phó phòng Quản lý giá, Sở Tài chính; bà Bùi Thanh Hà, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Chi cục Quản lý đất đai (tham gia cuộc họp theo ủy quyền của ông Lê Tuấn Định, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường); ông Nguyễn Hoài Giang, Phó trưởng phòng Kinh tế và vật liệu xây dựng (Sở Xây dựng)...
Hội đồng này đã tiến hành định giá đất chỉ dựa vào chứng thư thẩm định đã bị “dìm giá” của công ty tư vấn và tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đây là nguyên nhân dẫn tới các sai phạm tiếp theo bị cáo buộc trong vụ án.
Cơ quan điều tra đánh giá, không có căn cứ để xử lý hình sự đối với các cá nhân trên, do không có yếu tố vụ lợi; không biết giá trị khu đất đã bị đơn vị tư vấn cố ý hạ giá; không biết phiếu khảo sát của công ty thẩm định bị lập khống.
Trước khi phiên tòa mở lại, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Loan đã có đơn gửi Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, tiếp tục đề nghị trưng cầu giám định đối với 39 bút lục có liên quan đến chữ ký, chữ viết của bị cáo Loan; 7 bút lục khác gồm tờ phương án đấu giá và báo cáo về việc chuẩn bị hồ sơ tham gia đấu giá.
Bên cạnh đó, bị cáo Loan và luật sư đã lựa chọn một đơn vị tư vấn trưng cầu giám định đối với một số tài liệu nêu trên. Kết quả cho thấy chữ ký của bà Loan tại các biên bản ghi lời khai, hỏi cung, đối chất… “có tồn tại những đặc điểm khác nhau”.
Từ đó, bị cáo Loan và luật sư đề nghị cơ quan xét xử xem xét tạm hoãn phiên tòa để thực hiện giám định tại Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an và Phòng Giám định Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng, để các chứng cứ trên được khách quan.
Trong trường hợp phiên tòa vẫn diễn ra, luật sư đề nghị Tòa án triệu tập các điều tra viên: Bùi Đức Hiếu, Tạ Biên Cương, để làm rõ những vấn đề liên quan đến lời khai về việc cắt ghép, tạo dựng biên bản lời khai, hỏi cung của bị cáo Loan.
Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, quá trình định giá đất để xác định giá khởi điểm làm cơ sở tổ chức đấu giá khu đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã để xảy ra nhiều sai phạm.
Một số cán bộ huyện Đông Anh và đơn vị thẩm định giá đã không định giá đất khách quan mà thống nhất cố ý hạ giá trị khu đất để ban hành Chứng thư định giá đất không đúng với giá trị thực tế, làm sai lệnh giá khởi điểm đưa vào đấu giá (18,2 triệu đồng/m2)
Quá trình đấu giá, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex Nguyễn Thị Loan bị cáo buộc sử dụng 3 pháp nhân tham gia đấu giá, cùng nhau trả giá theo kịch bản đã lên từ trước, giúp Công ty Bắc Từ Liêm trúng đấu giá với mức giá hơn 326 tỷ đồng, tương đương hơn 20,1 triệu đồng/m2.
Cơ quan tố tụng xác định bị cáo Loan đã có hành vi thông đồng dìm giá đất để trúng đấu giá với mức giá thấp, khiến ngân sách Nhà nước thiệt hại hơn 135 tỷ đồng.

-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
Thêm đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả lên tới 100 tấn bị phát hiện
-
Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường bị tuyên hơn 14 năm tù vụ chuyển trái phép 9.500 tỷ -
Bộ Công an đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra vụ thuốc giả -
Lại chậm di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 -
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân -
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech -
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy -
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế