
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Noel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike. (Ảnh: VGP) |
Ngày 2/11/2021, bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Noel Kinder, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike.
Ông Noel Kinder cho biết, hiện toàn bộ gần 200 nhà máy của Nike ở các địa phương Việt Nam từng bị đứt gãy do Covid-19 đã quay lại sản xuất. Tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất giày dép, quần áo lớn nhất cho Tập đoàn Nike trên toàn cầu. Hoạt động đầu tư mở rộng của Nike được tiến hành mạnh mẽ trong hơn chục năm qua, cùng với viêc duy trì các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, Indonesia...
Có rất nhiều lý do khiến Nike chọn Việt Nam, trong đó nguồn lao động dồi dào, chi phí hợp lý là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của Nike. Ngoài ra, việc Việt Nam mở cửa hội nhập, tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, UKVFTA... cũng là những điểm cộng để tạo thêm thuận lợi cho Tập đoàn trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Do đó, tại không ít thời điểm khó khăn, đặc biệt là đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát nặng nề tại Việt Nam, nhưng Tập đoàn này vẫn tiếp tục khẳng định, Việt Nam là địa điểm sản xuất vô cùng quan trọng của Hãng.
Hãng này đã bác bỏ thông tin sẽ chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam trong đợt dịch cao điểm vừa qua.
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), tại Việt Nam có gần 100 nhà máy của Nike đều nằm ở miền Đông Nam Bộ, chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm sneakers để bán ra toàn cầu, mang nhãn hiệu Nike nên khi khu vực này phải giãn cách xã hội dài ngày vì Covid-19 đã ảnh hưởng tới hoạt động, giao đơn hàng của họ.
Vì thế, trong giai đoạn giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam, một số đơn hàng của Nike đã được chuyển sang nhà máy ở một số quốc gia khác thực hiện, nhưng không có chuyện chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam.
Cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam cũng được CEO của hãng khẳng định trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành hồi tháng 9 năm nay. CEO của Nike khẳng định không có chuyện chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang các quốc gia khác. Doanh nghiệp Mỹ, trong đó có Tập đoàn Nike ủng hộ viêc thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam và cam kết sẽ giúp Việt Nam để vượt qua đại dịch, trở lại trạng thái bình thường mới.
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower