
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF
-
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025
-
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới
Công ty cổ phần Tôn Đông Á dự kiến chào bán 12,37 triệu cổ phiếu sơ cấp và 2,98 triệu cổ phiếu thứ cấp, tương ứng 12% và 3% vốn điều lệ trước chào bán.
Theo đó, tổng số cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng từ 102,32 triệu cổ phiếu lên 114,69 triệu cổ phiếu sau IPO.
Theo Báo cáo trước IPO của Tôn Đông Á, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI ước tính doanh nghiệp này giữ thị phần tôn mạ lớn thứ 2 tại Việt Nam, ở mức 16% vào năm 2020 và chỉ sau Hoa Sen.
Nếu tính riêng thị trường nội địa, Tôn Đông Á cũng thường xuyên là công ty lớn thứ 2 có thị phần khoảng 17% -18% trong 3 năm qua.
![]() |
Sản lượng tiêu thụ và thị phần của Tôn Đông Á và các doanh nghiệp trong ngành. (Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam, SSI Research). |
Các nhà sáng lập, ban quản lý và các bên liên quan khác kiểm soát 68% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Các nhà đầu tư tổ chức sở hữu 23,6% cổ phần, trong đó nhà đầu tư chiến lược chiếm 16,8 %.
Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT và cũng là người sáng lập Tôn Đông Á, đã gắn bó với công ty từ năm 1998 và có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành.
Tôn Đông Á được thành lập từ năm 1998 với sản phẩm chính là tôn mạ dùng trong xây dựng.
Hiện, công ty này có 2 nhà máy tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Đồng An 2 thuộc tỉnh Bình Dương, với công suất tôn mạ đạt 850.000 tấn, chiếm khoảng 10% công suất trong nước.
Do các nhà máy dự kiến sẽ tiệm cận công suất tối đa cuối năm 2021, doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng công suất tôn mạ thêm 40% lên 1,2 triệu tấn, đồng thời nâng công suất thép cán nguội/tôn đen (CRC) và công suất tôn mạ màu lên lần lượt khoảng 1-1,2 triệu tấn và 290.000 tấn.
Tổng mức đầu tư dự kiến để mở rộng khoảng 2.300 tỷ đồng, trong đó 65% là vay ngân hàng. Các dây chuyền sản xuất mới dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2023.
![]() |
Kết quả kinh doanh của Tôn Đông Á qua các năm (Nguồn: Đông Á, SSI Research). |
Về dài hạn, công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm 4.100 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2027 để mở rộng tổng công suất tôn mạ lên hơn 2 triệu tấn/năm.
SSI đưa ra 3 rủi ro chính đối với Tôn Đông Á như biến động của giá thép cuộn cán nóng (HRC). Do HRC chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất nên sự biến động của loại vật liệu này sẽ ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán.
Trong khi Tôn Đông Á và các công ty sản xuất thép dẹt trong nước khác thường có thể chuyển một phần giá HRC tăng cho khách hàng thì việc biến động giá mạnh (đặc biệt là giảm giá) sẽ khiến các công ty gặp khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho và bảo đảm biên lợi nhuận.
Cùng với đó, rủi ro còn có thể đến từ các biện pháp bảo hộ tại thị trường xuất khẩu.
Nhiều quốc gia thực hiện các hành động để bảo vệ ngành thép trong nước bằng cách áp đặt các biện pháp bảo hộ khác nhau, chẳng hạn như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, hạn ngạch nhập khẩu...

-
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm gần 14 điểm -
Đã có hướng dẫn tiêu chí xác định đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp có quy mô lớn -
Quỹ ngoại bất ngờ thành cổ đông lớn của Công ty chứng khoán APG -
DigiFinance hợp tác cùng VCBF: Trải nghiệm đầu tư quỹ tiện lợi trên nền tảng số
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu