
-
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần
-
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025
-
Viconship lên kế hoạch lợi nhuận giảm khi lo ngại dư cung tại các cụm cảng
-
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo
-
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025 -
Chứng khoán UP đặt kế hoạch lãi gấp 4 lần, Chủ tịch dự mua thêm hơn 51% vốn
- Tổng công ty Đường sắt thoi thóp chờ giải cứu
- Ngành đường sắt: Kết cục cay đắng và liều thuốc cứu trợ khẩn cấp - (Bài 2) Mắc kẹt giữa hiện thực và tương lai
- Ngành đường sắt: Kết cục cay đắng và liều thuốc cứu trợ khẩn cấp - (Bài 3) Giãy giụa trong vòng kim cô cơ chế
- Ngành đường sắt: Kết cục cay đắng và liều thuốc cứu trợ khẩn cấp - (Bài 4) Đổi mới để thoát cơn nguy kịch
![]() |
Nhân viên ngành đường sắt không có việc làm nên đời sống hết sức khó khăn. Ảnh: Vũ Điệp. |
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 404/QĐ – UBQLV phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2021 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Theo đó, năm 2021, Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải đạt doanh thu 1.600 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là âm 700 tỷ đồng; nộp ngân sách 150 tỷ đồng.
Doanh thu này đã được loại trừ các yếu tố khách quan, bao gồm: ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; ảnh hưởng của chất lượng, năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt và việc triển khai thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đường sắt tuyến Hà Nội – Tp.HCM; ảnh hưởng của các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đường sắt.
Cũng trong năm 2021, Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với số lao động bình quân 6.984 người (không bao gồm người quản lý) được yêu cầu không đầu tư quá 20 tỷ đồng.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các đơn vị thành viên có kết quả kinh doanh lỗ, các đơn vị có dấu hiệu mất an toàn tài chính; xây dựng, đề xuất giải pháp tái cơ cấu các đơn vị không đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Đại diện chủ sở hữu yêu cầu HĐTV, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không bố trí vốn chuẩn bị đầu tư đối với dự án đầu tư đầu máy trong năm 2021.
Vào năm 2020, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đạt doanh thu khoảng 2.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là âm 168,4 tỷ đồng; không có nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn tối đa không quá 77 tỷ đồng; nộp ngân sách 220 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải ghi nhận khoản thua lỗ kỷ lục lên tới 1.300 tỷ đồng, tương đương với 42,2% vốn điều lệ.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các đợt dịch Covid-19 bùng phát đều rơi vào các thời gian vận tải cao điểm như Tết Nguyên đán, nghỉ lễ 30/4 - 1/5 càng làm cho tình hình sản xuất, kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Doanh thu vận tải 6 tháng đầu năm 2021 toàn Tổng công ty chỉ đạt 77,8% cùng kỳ năm 2020 và giảm sâu chỉ bằng 54,4% so với năm 2019 khi chưa có Covid-19.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Công ty mẹ lỗ 180 tỷ đồng, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội lỗ 130 tỷ đồng, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn lỗ 150 tỷ đồng.
Tình hình càng trở lên đặc biệt khó khăn khi trong quý III/2021, vận tải hành khách toàn Tổng công ty gần như tê liệt khi hầu hết các địa phương lớn trong cả nước vẫn đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

-
Domesco lên mục tiêu tăng trưởng thấp, ưu tiên tái đầu tư vào dự án tiềm năng -
ĐHĐCĐ Gelex: Quý I/2025 báo lãi tăng gấp rưỡi, tỷ lệ cổ tức phấn đấu tối thiểu 10%/năm -
IDI tham vọng tăng mạnh lợi nhuận, không chia cổ tức năm 2024 -
Thuỷ điện Hủa Na lên kế hoạch đi lùi trong năm 2025 dù mới mua 1 nhà máy -
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo -
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025 -
Chứng khoán UP đặt kế hoạch lãi gấp 4 lần, Chủ tịch dự mua thêm hơn 51% vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh