-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Biến dữ liệu thành sức mạnh nội tại
Big Data - dữ liệu lớn là chìa khóa quan trọng cho nhiệm vụ chuyển đổi số. Đây là lời khẳng định chung của nhiều khách mời tại “Diễn đàn kinh tế TP.HCM 2022” với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai”, do UBND TP.HCM tổ chức. Tuy vậy, đích đến của chuyển đổi số thành công không chỉ phụ thuộc duy nhất vào việc sở hữu dữ liệu, mà mấu chốt nằm ở cách doanh nghiệp xử lý nguồn tài nguyên quý giá ấy.
Chia sẻ quan điểm về bài toán đầy tính thách thức này, ông Đức cho biết, một số sai lầm thường thấy ở doanh nghiệp là chỉ giao nhiệm vụ chuyển đổi số như một dự án riêng cho một phòng, ban phụ trách công nghệ, và chỉ quay lại kiểm tra tiến trình của dự án sau một thời gian dài thực hiện. Cách làm này thường thiếu tính kết nối giữa các phòng ban cũng như thiếu sự đồng nhất trong kết nối giữa dữ liệu, do đó doanh nghiệp khó có thể tạo ra sự thay đổi lớn.
Để chuyển đổi số thành công và tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số, theo ông Đức, doanh nghiệp cần có sự thay đổi về tư duy, cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, cũng như tập trung xây dựng văn hóa về dữ liệu. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể khai thác và phân tích những dữ liệu mình đang có, biến dữ liệu thành sự thấu hiểu khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp, đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra những giá trị cho cộng đồng.
Trong câu chuyện về dữ liệu của Gojek, ông Đức có lần chia sẻ về “quy trình ngược” của Gojek. Thay vì đặt câu hỏi “Sản phẩm, dịch vụ tiếp theo sẽ là gì?”, hãng gọi xe công nghệ kiêm thương mại điện tử này thường xuất phát từ gốc rễ: “Đâu là vấn đề mà khách hàng, đối tác trong hệ sinh thái đang gặp phải?”, để từ đó xây dựng bài toán kinh doanh.
Tiếp đó, nhóm phản ứng nhanh (SWAT) sẽ được thành lập với những thành viên từ các phòng ban khác nhau (Marketing, Vận hành,...). Nhóm này này sẽ ngồi lại với nhau để cùng “mổ xẻ” đề bài, chọn lọc dữ liệu cần thiết và phân tích tập trung để tìm ra hướng giải quyết.
Gojek cũng xây dựng văn hoá “thông thạo về dữ liệu”, trong đó mỗi một cá nhân trong tổ chức đều là một chuyên gia về dữ liệu trong lĩnh vực của mình, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Các nhân viên được trao quyền thông qua công nghệ, bao gồm các công cụ tiếp cận dữ liệu, xây dựng mô hình, cũng như các công cụ cộng tác.
Tại Gojek, có một quy tắc được bền bỉ duy trì hơn 10 năm “It’s data or nothing” - Dữ liệu hoặc không gì cả. Điều này có nghĩa: mọi quyết định hay tranh luận tại Gojek đều phải căn cứ trên dữ liệu nhằm đảm bảo tính khách quan thay vì chỉ xuất phát từ cảm tính cá nhân. |
Hành trình Gojek phủ sóng kinh tế số đến từng ngóc ngách của cuộc sống
Bên cạnh sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, việc xây dựng một hệ sinh thái với các thành viên tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số là yếu tố quan trọng tiếp theo, theo nhận định từ ông Đức.
Để hỗ trợ các thành viên trong hệ sinh thái Gojek, đặc biệt là nhóm người yếu thế, các cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ và siêu nhỏ gia nhập nền kinh tế số, trong suốt gần 4 năm hoạt động tại Việt Nam, Gojek liên tục triển khai nhiều hoạt động để hỗ trợ các đối tác tham gia chuyển đổi số.
Chẳng hạn như trong chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau” được triển khai từ năm 2020, Gojek không chỉ tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nấu nướng pha chế, mà còn trang bị cho các học viên kiến thức tổng thể về kinh doanh số, giúp họ thêm tự tin khởi nghiệp kinh doanh trên nền tảng đặt món GoFood của Gojek.
Các diễn giả Diễn đàn kinh tế TP.HCM năm 2022 hiến kế cho thành phố. Ông Phùng Tuấn Đức (thứ 5 từ phải sang) chia sẻ về văn hoá dữ liệu tại Gojek. |
Đối với hàng trăm nghìn đối tác tài xế, nền tảng Gojek mang lại một công việc và cơ hội thu nhập ổn định. Nhờ vào công nghệ, bên cạnh công việc chở khách quen thuộc của nghề xe ôm từ trước đến nay, các bác tài có thêm cơ hội tăng thu nhập khi họ cùng lúc có thể thực hiện thêm dịch vụ giao nhận đồ ăn, giao hàng trên ứng dụng Gojek. Ở một khía cạnh khác, nhờ sự góp mặt của các dịch vụ đa dạng trên Gojek, nhu cầu đặt xe của khách hàng trong các năm qua đã tăng lên đáng kể, làm tăng doanh thu cho các đối tác tài xế, chủ nhà hàng, quán ăn.
Môi trường kinh tế xã hội và chính sách có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho thị trường và doanh nghiệp. Chia sẻ tại sự kiện, ông Đức cũng hy vọng các nhà hoạch định chính sách đưa ra quy định, chính sách đồng bộ để tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho tất cả thành phần tham gia vào hệ sinh thái số trong thời gian tới.
-
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025