-
VNPT MOOC: Giải pháp học tập toàn diện trong kỷ nguyên số -
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số -
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD
Ông Ki Tack Lim, Tổng thư ký IMO phát biểu tại cuộc tọa đàm “Hàng hải Việt Nam - phát triển xanh và bền vững” do VIMC tổ chức. |
Sáng nay (11/5), trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ông Ki Tack Lim, Tổng thư ký IMO đã tham dự cuộc tọa đàm “Hàng hải Việt Nam - phát triển xanh và bền vững” do VIMC tổ chức.
Theo ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐQT VIMC, các đơn vị kinh doanh khai thác tàu biển thuộc Tổng công ty luôn quan tâm đến việc chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là việc tuân thủ đầy đủ các quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL về sử dụng hiệu quả năng lượng và Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính từ tàu biển của IMO.
“Đây vừa là lợi ích của VIMC vừa thể hiện trách nhiệm của ngành hàng hải Việt Nam trong thực hiện quy định của IMO và mục tiêu giảm phát thải khí metan của Chính phủ Việt Nam”, lãnh đạo VIMC cho biết.
Tuy nhiên, tại cuộc tọa đàm, đại diện Cục Hàng hải Việt Nam; các đơn vị lĩnh vực vận tải biển cho biết họ đã và đang gặp nhiều khó khăn bởi chi phí tăng cao nếu chuyển từ nhiên liệu truyền thống sang nhiên liệu sạch.
Theo đại diện VIMC, việc áp dụng nghiêm ngặt các qui định mới của IMO với Công ước quốc tế như Phụ lục VI Công ước Marpol qui định về nhiên liệu hàm lượng Lưu huỳnh dưới 0,5 %; lắp đặt thiết bị kiểm soát nước dằn tàu BWM; Qui định về Chỉ số hiệu quả năng lượng EEXI, Chỉ thị cường độ Các bon CII … đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các chủ tàu nhỏ.
Chỉ tính riêng việc sử dụng nhiên liệu hàm lượng lưu huỳnh dưới 0,5 % đã tăng chi phí của các hãng tàu từ 25% đến 35% so với chi phí nhiên liệu hàm lượng lưu huỳnh dưới 3,5%. Xét về lợi nhuận, các công ty lớn có tỉ lệ chi phí/ doanh thu thấp hơn rất nhiều công ty có đội tàu nhỏ và cũ, do vậy khi áp dụng các qui định này sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho các chủ tàu nhỏ.
Bên cạnh đó, để đạt được chỉ số đo lượng khí thải các bon thực tế hạng C theo yêu cầu trong 3 năm liên tiếp từ 2023-2026 và các năm tiếp sau mỗi năm phải giảm phát thải CO2 ít nhất 2%, các chủ tàu phải thực hiện các biện pháp hoán cải lớn về kết cấu… hoặc đầu tư tàu sử dụng loại nhiên liệu mới thay thế dầu nhiên liệu nặng như khí hóa lỏng (LNG, Methanol).
“Các biện pháp này là bất khả thi với các chủ tàu Việt Nam và rất nhiều chủ tàu nhỏ của các nước khác trên thế giới,” đại diện VIMC cho biết.
Đánh giá việc đầu tư, trẻ hóa đội tàu đáp ứng các quy định nêu trên với chi phí đầu tư rất cao, phía VIMC cho rằng nếu không giải quyết hài hòa vấn đề áp dụng các quy định của Công ước quốc tế và lộ trình khả thi trẻ hóa đội tàu thế giới thì tiềm ẩn nguy cơ khủng khoảng năng lực vận tải trên toàn cầu.
Trên cơ sở đó, VIMC kiến nghị IMO nghiên cứu giải pháp gia hạn thời hạn việc kiểm soát chỉ số hiệu quả năng lượng và chỉ số đo lượng khí thải các bon cho các khu vực khác nhau, đặc biệt là với các nước thuộc khu vực kinh tế kém phát triển.
Tại cuộc tọa đàm, đại diện Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) dẫn chứng số liệu của Công ty môi giới hàng hải Clarksons cho thấy, tổng chi phí cho các khoản đầu tư cần thiết vào tàu container mới, sản xuất nhiên liệu thay thế và các cơ sở hạ tầng khác có thể lên đến 3.000 tỷ USD trong vài thập niên tới.
Như vậy, lộ trình kiểm soát khí thải từ vận tải biển cần có giải pháp toàn cầu cho các loại tàu khác nhau và cho các khu vực trên toàn thế giới.
Ghi nhận các ý kiến góp ý của đơn vị vận tải biển, ông Ki Tack Lim đánh giá cao sự năng động, những bước phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải trong thời gian qua. Nhấn mạnh ngành vận tải biển có liên quan chặt chẽ tới việc giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, ông Kitack Lim cho biết, bản thân IMO cũng phải nâng cao mục tiêu giảm lượng khí thải để bắt kịp xu hướng của cộng đồng quốc tế.
“Chúng tôi ghi nhận khó khăn của ngành hàng hải Việt Nam, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị vận tải, hãng tàu Việt Nam để thúc đẩy toàn diện các hoạt động liên quan đến hàng hải cũng như giảm phát thải môi trường”, Tổng thư ký IMO nhấn mạnh.
-
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Từ 1/1/2025, người dân Hà Nội được hỗ trợ chi phí khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số -
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán